Cây Chè Dây: Đặc Điểm, Công Dụng, Cách Dùng, Giá Bán & Địa Chỉ Mua

5/5 - (3 bình chọn)

Cây chè dây là một trong những dược liệu quen thuộc ở khu vực núi rừng Bắc và Trung Bộ. Thảo dược được nhiều người biết đến với tác dụng chính như giải nhiệt, hỗ trợ điều trị bệnh dạ dày, hành tá tràng, giải độc gan, ổn định huyết áp,…. Tác dụng là thế nhưng không phải ai cũng hiểu hết về dược liệu này. Bài viết dưới đây cùng chuyên trang tìm hiểu một số thông tin về đặc điểm, tác dụng, cách dùng của thảo dược. 

Tổng quan về cây chè dây

Chè dây là một loại thảo dược còn có nhiều tên gọi khác nhau tùy theo từng vùng miền như: Chè dây rừng, chè dây leo, điền bồ trà, hồng tuyết long, chè hoàng thau,…. Tên khoa học của thảo dược là Ampelopsis Cantoniensis, thuộc nhóm thực vật hai lá mầm họ Nho. Dưới đây là chi tiết đặc điểm, phân bố và cách thu hái dược liệu.

Đặc điểm tự nhiên giống cây chè dây

Cây chè dây rừng thường được mọc ở những khu vực núi rừng rậm, hình dáng của chúng khá phổ thông và nếu không thật sự hiểu về đặc điểm, rất dễ nhầm với những loại thảo dược khác trong tự nhiên.

Hình ảnh cây chè dây trong tự nhiên
Hình ảnh cây chè dây trong tự nhiên

Theo đó, những đặc điểm của loại thảo dược này bao gồm:

  • Chè dây là loại cây thân leo, mọc quấn quanh các loại cây khác trong rừng để sinh sống, phát triển.
  • Thân và cành của cây khá mảnh, hình trụ, chiều dài từ 2 – 3m và thường cao không quá 1m. Cây có tua cuốn để bám chắc vào thân cây khác.
  • Lá cây là loại lá kép, lông chim, mọc so le nhau, có từ 7 – 13 lá chét có cuống, đối xứng, khi trưởng thành lá to bản và có thể dài từ 7 – 10cm. Lá có hình trái xoan gần giống lá cây kinh giới, mép răng cưa nhỏ, nhọn về đuôi, tròn về gốc. Khi còn non lá có màu đỏ tía nhưng khi già thì chuyển màu xanh đậm. Mặt dưới màu nhạt, không có lông, mặt dưới thường sẫm màu hơn.
  • Chè dây có hoa nở vào tháng 6, 7 hằng năm, giống nụ hoa cây tam thất. Hoa mọc thành chùm, đối diện, phân nhánh và rộng từ 3 – 6cm. Hoa đực và hoa cái cùng mọc xen kẽ nhau. Bông hoa có màu trắng ngà, có lông mịn.
  • Cây ra quả vào mùa thu tầm cuối tháng 8 đầu tháng 9, quả mọng, hình trái xoan, nhỏ và có màu đỏ, khi chín chuyển hẳn sang màu đen. Trong quá có từ 3 – 4  hạt.

Nếu chỉ xem qua mô tả cây chè dây, người dùng sẽ rất dễ bị nhầm lẫn với cây dây chè cũng mọc trong rừng và sống nhờ quấn quanh cây to khác. Tuy nhiên cây dây chè có hoa màu tím, thân và rễ của cây này chứa chất độc, không được sử dụng làm thuốc. Chính vì vậy người dùng cần biết phân biệt hai loại cây này tránh thu hái nhầm.

Cây chè dây mọc ở đâu?

Cây chè dây leo là loại cây ưa sống ở khu vực có khí hậu ôn đới, ưa ẩm và nơi có ánh sáng mặt trời. Chúng mọc bò leo theo các thân cây cổ thụ trong rừng, sườn đồi, nương rẫy, nơi có độ cao từ 600 – 1000m với mực nước biển. Loại cây này mọc tốt nhất và vào thời điểm mưa ẩm, chúng còn có thể tái sinh khi cắt tỉa, cành lá.

Bài đọc thêm: Cây Bìm Bịp (Cây Xương Khỉ) – Công Dụng, Cách Dùng Và Địa Chỉ Mua

Chè dây leo thích hợp với khí hậu ẩm, mưa, có ánh sáng
Chè dây leo thích hợp với khí hậu ẩm, mưa, có ánh sáng

Cây chè dây có thể trồng ở nhiều quốc gia, nhưng chủ yếu là những quốc gia khu vực Châu Á như: Việt Nam, Ấn Độ. Lào, Trung Quốc,…. Ở Việt Nam chè dây mọc nhiều ở các tỉnh thành: Hoà Bình, Lào Cai, Yên Bái, Hà Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn,…Ngoài ra một vài tỉnh thành ở khu vực miền Trung, Tây Nguyên cũng phát triển loại cây này. Điển hình như Đà Nẵng, Quảng Nam., Kon Tum,…

Theo đó, Đồng Văn và Yên Minh ở Hà Giang là hai nơi có sản lượng cây chè dây nhiều nhất cả nước cả mọc tự nhiên và nuôi trồng. Đồng thời trở thành khu vực phát triển, cung cấp dược liệu này chính của cả nước.

Mua giống cây chè dây ở đâu khá đơn giản chỉ cần mua hạt về gieo hoặc trồng từ cây non. Vì thế nhiều nơi bắt đầu nuôi trồng, canh tác để cung cấp cho thị trường, nhu cầu của người dùng.

Thu hái và bào chế dược liệu

Chè dây sinh trưởng và phát triển quanh năm, tuy nhiên thời điểm tốt nhất để thu hoạch chính là tháng 4 – 10 hằng năm. Đây là lúc cây chè dây phát triển nhất của cây, cây chứa nhiều nhựa và hàm lượng dược tính sẽ đạt mức cao nhất.

Vào thời điểm thu hoạch, người ta sẽ chọn những cây trưởng thành, lá xanh đậm để thu hái. Có thể nhổ toàn bộ cây hoặc chỉ cắt tỉa cành, lá, còn gốc tiếp tục để chúng phát triển. Chọn những thân, cành già sẽ có nhiều nhựa và dưỡng chất hơn.

Nội dung hấp dẫn: Cây Bình Vôi Có Tác Dụng Gì? Các Bài Thuốc Chữa Bệnh Và Giá Bán

Cây chè dây dễ dàng thu hái và sơ chế
Cây chè dây dễ dàng thu hái và sơ chế

Thảo dược sau khi thu hái về làm sạch và sơ chế theo nhiều cách khác nhau:

  • Cách 1: Chặt cây thuốc thành từng đoạn nhỏ, sao trên chảo vàng, sau đó để nguội bảo quản và dùng dần.
  • Cách 2: Chặt cây thuốc thành từng đoạn nhỏ, ngâm với nước ozone, mang đi phơi sấy và bảo quản.
  • Cách 3: Chặt cây thuốc thành từng đoạn nhỏ, ủ lên men để tạo phấn chè. Sau đó phơi nắng hoặc sao trên bếp cho đến khi có mùi thơm và phấn trắng mịn.

Khi sử dụng chỉ cần hãm cùng nước nóng. Nước cây chè dây leo có mùi thơm, vị ngọt, dễ uống.

Cây chè dây có tác dụng gì đối với sức khỏe con người

Nhiều năm trở lại đây, cây chè dây được người dùng tìm kiếm và mua nhiều nhất trong các loại thảo dược Việt Nam. Đó là bởi tác dụng của cây chè dây mang đến rất tốt cho sức khỏe người dùng. Điều này được chứng minh trong các loại sách y học cổ truyền cũng như các nghiên cứu khoa học hiện đại.

Công dụng của cây chè dây trong Đông y

Trong Đông y, chè đây là loại thảo dược có vị ngọt, hơi đắng, thơm, tính mát và quy vào hai kinh Tỳ, Vị. Thảo dược có khả năng thanh nhiệt, đào thải độc tố rất hiệu quả, tiêu viêm, nhanh chóng làm lành những vết viêm nhiễm, loét, giảm đau tự nhiên.

Không nên bỏ lỡ: Hạt Đười Ươi Có Tác Dụng Gì? Cách Dùng Và Địa Chỉ Mua Chất Lượng

Chè dây có nhiều công dụng cho sức khỏe con người theo Đông y và Tây y
Chè dây có nhiều công dụng cho sức khỏe con người theo Đông y và Tây y

Do đó, trong các bài thuốc Đông y có sử dụng thành phần cây chè dây rất nhiều trong việc chữa cảm mạo phong nhiệt, viêm họng, viêm kết mạc cấp tính, viêm gan thể hoàng đản, an thần, ngủ ngon. Ngoài ra đây cũng là loại dược liệu rất lành tính, hoàn toàn có thể sử dụng trong một thời gian dài mà không lo xuất hiện tác dụng phụ.

Chè dây theo nghiên cứu khoa học

Những nghiên cứu khoa học đã chỉ ra, cây chè dây có khả năng hỗ trợ điều trị nhiều căn bệnh khác nhau. Chính vì thế thảo dược được làm thành phần trong nhiều loại thuốc Tây y.

Nghiên cứu đã chỉ ra thành phần của cây chè dây có hàm lượng flavonoid rất lớn  – một loại kháng sinh tự nhiên (chiếm tới hơn 18%), tanin (hơn 10%), đường glucose, myricetin và đường rhamnose,…Nhờ đó, cây chè dây chữa bệnh gì thì chắc chắn phải kể đến như:

  • Diệt trừ khuẩn HP trong dạ dày: Như một loại kháng sinh tự nhiên flavonoid có thể diệt trừ khuẩn HP và ổn định, cân bằng môi trường trong thành dạ dày.
  • Cây chè dây chữa bệnh dạ dày: Flavonoid và tanin có tác dụng kháng viêm, sát khuẩn bảo vệ niêm mạc dạ dày rất tốt. Ampelop thuốc chữa viêm loét dạ dày do trường đại học Dược Hà Nội nghiên cứu có chứa đến 50% là flavonoid chiết xuất từ chè dây.
  • Trung hòa và ổn định dịch vị dạ dày: Chè dây có thể trung hòa lượng axit trong dạ dày, giảm tình trạng tiết axit, ngăn chặn những cơn ợ chua, ợ hơi, trào ngược. Vì thế thảo dược chè dây chữa trào ngược dạ dày rất hiệu quả mà an toàn.
  • Ổn định huyết áp: Sử dụng nước nấu từ cây chè dây có thể hạ huyết áp với những người bị cao huyết áp, đồng thời ổn định lượng đường huyết. Giảm hiện tượng canxi bám thành mạch máu, cải thiện chức năng tuần hoàn máu, phòng ngừa xơ vữa động mạch, nhồi máu cơ tim, biến chứng của huyết áp cao,….
  • Chữa các vấn đề về răng lợi: Flavonoid và tanin là những chất có khả năng sát khuẩn, chống viêm nhiễm tốt nên giảm được tình trạng nhiệt miệng, giảm đau răng, bổ sung canxi cho răng chắc khỏe.
  • Cải thiện tình trạng mất ngủ, căng thẳng: Sử dụng chè dây mỗi ngày là cách để an thần, ngủ ngon, phòng tránh suy nhược thần kinh, thanh lọc, giải độc cơ thể, giảm, tình trạng khó chịu. cáu gắt,…

Tìm hiểu thêm: Diệp Hạ Châu: Đặc Điểm, Công Dụng, Bài Thuốc, Giá Bán Và Địa Chỉ Mua

Cây chè dây có thể nói là dược liệu lành tính, mang đến rất nhiều tác dụng cho sức khỏe
Cây chè dây có thể nói là dược liệu lành tính, mang đến rất nhiều tác dụng cho sức khỏe

Bài thuốc ứng dụng dược liệu được áp dụng nhiều nhất

Có nhiều bài thuốc được ứng dụng để hỗ trợ điều trị nhiều căn bệnh. Theo đó, người dùng có thể tham khảo cách sử dụng chè dây qua những thông tin dưới đây:

Bài thuốc chữa đau dạ dày tá tràng:

  • Chuẩn bị mỗi ngày 30 – 50g dược liệu khô hoặc với loại bột mịn thì dùng 10g.
  • Cho dược liệu vào ấm cùng 1 lít nước và đun nước đun nước sôi trong khoảng 10 phút.
  • Chắt lấy nước uống trong ngày.
  • Nếu pha bột thì cần 10g với nước sôi ở nhiệt độ 90 độ C. Uống khi còn ấm.

Bài thuốc chữa bệnh sốt rét:

  • Sử dụng 60g chè dây leo, 60g hồng bì cùng các loại thảo dược lá đại bì, lá tía tô, rễ cây cỏ xước, xoan rừng rễ, vỏ thân cây vối hoặc lá vối mỗi loại 12g.
  • Các dược liệu được rửa sạch và cho vào ấm cùng 500ml nước.
  • Sắc trên lửa nhỏ, đến khi chỉ còn ½ nước thì chắt ra bát và uống khi còn ấm, sử dụng liên tục trong 3 ngày tình trạng sức khỏe sẽ tốt dần lên.

Bài thuốc chữa các vấn đề về răng miệng:

  • Bạn có thể đun khoảng 30g chè dây mỗi ngày để lấy nước uống như uống nước lọc.
  • Hoặc nhai trực tiếp một vài lá chè dây mỗi ngày.
  • Chè dây giúp sạch khuẩn, mảng bám, giảm đau răng, trắng răng rất hiệu quả.

Chè dây giúp giảm triệu chứng cảm mạo:

  • Đun nước 15 – 20g chè dây chắt lấy nước và uống trong ngày.
  • Cây chè dây hạ sốt rất nhanh, giảm đau họng, hết đau sưng và giải cảm.

Có thể bạn quan tâm: Giảo Cổ Lam – Công Dụng, Cách Dùng Hiệu Quả Và Giá Bán Mới Nhất

Thảo dược chè dây có thể ứng dụng trong nhiều bài thuốc khác nhau
Thảo dược chè dây có thể ứng dụng trong nhiều bài thuốc khác nhau

Bài thuốc từ cây chè dây để giảm đau nhức xương khớp:

  • Chuẩn bị một nắm lá cây chè dây tươi, mang đi hơ nóng trên bếp lửa để lá quắt lại.
  • Cho lá chè dây vào một tấm vải, đắp trực tiếp lên vùng xương khớp bị đau, đắp cho đến khi lá thuốc nguội.
  • Ngày thực hiện 2 -3  lần thì sau 2 – 3 ngày là tình trạng đau nhức xương khớp sẽ giảm hẳn.

Bài thuốc từ cây chè dây giảm đau quặn bụng:

  • Dùng 50g thảo dược chè dây, 15g sinh khương tươi, thái lát mỏng.
  • Cho 2 vị thuốc vào ấm cùng 2 bát nước, sắc trên lửa nhỏ trong vòng 15 phút.
  • Chắt phần nước còn lại ra bát và uống.
  • Uống 1 -2  bát/ngày để có hiệu quả tốt nhất.

Mua cây chè dây ở đâu uy tín, chất lượng? Giá bao nhiêu?

Chè dây là thảo dược tốt, chữa được nhiều bệnh. Trước đây chúng chủ yếu được thu hái tự nhiên. Nhưng ngày nay do nhu cầu tăng cao, rừng bị chặt phá nhiều nên thảo dược khan hiếm ở nhiều nơi. Chính vì thế người ta bắt đầu quy hoạch những vùng trồng để cung cấp thảo dược ra thị trường.

Quá trình trồng, thu hái, sơ chế dược liệu cũng rất kỳ công và tốn nhiều công, cho nên thảo dược này được bán ngoài thị trường với giá khoảng 150.000 – 250.000 VNĐ/kg.

Bạn có thể tìm mua dược liệu ở nhiều nơi. Các địa chỉ bán dược liệu, hiệu thuốc cũng có bán. Quan trọng là bạn cần đặt mua ở những đơn vị uy tín, đảm bảo nguồn gốc, công nghệ sấy khô.

Ngoài ra khi mua cũng cần kiểm tra chất lượng, thảo dược có bị mốc hay không. Không mua dược liệu quá nát vì có thể sẽ dễ bị trộn lẫn, hàng loại, cây có không có giá trị chữa bệnh.

Xem thêm: Cây Bìm Bịp Chữa Gãy Xương Và Bệnh Xương Khớp Hiệu Quả Không?

Đặt mua cây chè dây leo ở những địa chỉ uy tín, đảm bảo chất lượng, nguồn gốc
Đặt mua cây chè dây leo ở những địa chỉ uy tín, đảm bảo chất lượng, nguồn gốc

Lưu ý cần nhớ khi sử dụng cây chè dây như thế nào

Để đảm bảo hiệu quả sử dụng thảo dược, mang đến những tác dụng như mong muốn, người dùng cần chú ý những thông tin quan trọng như sau:

  • Không sử dụng quá 60g cây chè dây mỗi ngày, chia nước dùng thành nhiều lần uống trong ngày, không nên uống hết cùng lúc.
  • Thời điểm tốt nhất để uống nước cây chè dây là sau khi ăn 30 phút, giúp hỗ trợ tiêu hoá tốt hơn cũng như là mang đến nhiều tác dụng cho dạ dày.
  • Không sử dụng nước cây chè dây để qua đêm, có thể sản sinh độc tố không tốt cho sức khỏe.
  • Phụ nữ có bầu và đang cho con bú cũng có thể dùng nước trà dây nhưng cần hỏi ý kiến chuyên gia về liều lượng tránh ảnh hưởng đến sức khoẻ và thai nhi.
  • Trẻ nhỏ chỉ nên uống một lượng nhỏ nước chè dây, tránh tình trạng nôn nao, khó chịu.
  • Nếu muốn sử dụng cây chè dây với một số loại thuốc kháng sinh, thuốc đặc trị cần hỏi ý kiến của bác sĩ, thầy thuốc.

Trên đây là những thông tin về cây chè dây – dược liệu rất tốt cho sức khỏe. Hy vọng điều này đã giúp bạn đọc hiểu hơn và tin tưởng sử dụng sản phẩm trong cuộc sống hằng ngày, chăm sóc sức khỏe.

Xem thêm

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Dây Thìa Canh Bán Ở Đâu? Tiêu Chí Mua Hàng Đảm Bảo Chất Lượng
Dây Thìa Canh Bán Ở Đâu? Tiêu Chí Mua Hàng Đảm Bảo Chất Lượng

Nội dung chínhTổng quan về cây chè dâyĐặc điểm tự nhiên giống cây chè dâyCây chè dây mọc ở đâu?Thu hái và bào chế dược...

Hoa Đu Đủ Đực Có Tác Dụng Gì, Cách Dùng Và Giá Bán 
Hoa Đu Đủ Đực Có Tác Dụng Gì? Cách Sử Dụng Như Thế Nào?

Nội dung chínhTổng quan về cây chè dâyĐặc điểm tự nhiên giống cây chè dâyCây chè dây mọc ở đâu?Thu hái và bào chế dược...

Cây Lược Vàng Chữa Ung Thư Vòm Họng Thật Không? Cách Dùng Như Thế Nào? 
Cây Lược Vàng Chữa Ung Thư Vòm Họng Được Không? Dùng Thế Nào? 

Nội dung chínhTổng quan về cây chè dâyĐặc điểm tự nhiên giống cây chè dâyCây chè dây mọc ở đâu?Thu hái và bào chế dược...

Uống Tam Thất Có Béo Không, Các Cách Dùng Tam Thất Hiệu Quả
Uống Tam Thất Có Béo Không? Các Cách Dùng Tam Thất Hiệu Quả Nhất

Nội dung chínhTổng quan về cây chè dâyĐặc điểm tự nhiên giống cây chè dâyCây chè dây mọc ở đâu?Thu hái và bào chế dược...