Chàm Hóa Da Là Gì? Bệnh Có Nguy Hiểm Không, Làm Sao Để Chữa Trị?

5/5 - (4 bình chọn)

Chàm hóa da là một phân cấp nhỏ của bệnh chàm da và xuất hiện khá phổ biến ở nước ta, trong mọi độ tuổi. Tuy không ảnh hưởng đến tính mạng nhưng bệnh để lại nhiều triệu chứng khó chịu, đời sống bị ảnh hưởng. Hãy cùng tìm hiểu nguyên nhân, triệu chứng cùng cách điều trị căn bệnh này trong bài viết sau đây.

Chàm hóa là gì?

Bệnh viêm da chàm hóa còn được gọi là bệnh eczema, viêm da cơ địa, tổ đỉa,… Hiểu một cách đơn giản, đây là một bệnh da liễu dạng viêm da cấp hoặc mãn tính với các biểu hiện bất thường xảy ra trên các tế bào biểu bì da. Bệnh thường không phân biệt lứa tuổi, giới tính bởi bất kỳ ai cũng đều có thể mắc phải.

Bệnh chàm hóa thường tái phát theo từng đợt, từng chu kỳ hoặc có thể tùy theo mùa với các giai đoạn xen kẽ nhau. Những triệu chứng thường kéo dài dai dẳng, gây khó khăn trong việc chẩn đoán và điều trị.

Chàm hóa da là một căn bệnh da liễu do nấm và vi khuẩn gây nên
Chàm hóa da là một căn bệnh da liễu do nấm và vi khuẩn gây nên

Bên cạnh đó, chàm hóa da còn có một số thể chàm lâm sàng khác như: Chàm dị ứng tiếp xúc, chàm tiếp xúc, tổ đỉa, viêm da thần kinh, chàm tiết bã, chàm thể đồng tiền, viêm da ứ đọng,…

Triệu chứng của bệnh chàm hóa

Người có làn da bị chàm hóa có thể xuất hiện các triệu chứng như:

  • Trên da có những mảng mẩn ngứa, vùng da có màu đỏ, các nốt sần có thể là mụn nước hoặc tổn thương bị mưng mủ tập trung thành từng đám.
  • Các mảng đỏ do chàm hóa thường rất ngứa, người bệnh càng gãi càng thấy khó chịu và khiến các tổn thương nghiêm trọng hơn.
  • Vùng da bị chàm hóa có thể xù xì, xuất hiện những lớp sừng kém thẩm mỹ.
  • Khi bệnh chàm hóa da kéo dài, người bệnh sẽ thấy các tổn thương trên da được rõ hơn. Vùng da bị sưng đỏ, có dịch chảy ra, xung quanh da nhẵn bóng, có vảy, lên da non, thậm chí da chết thành từng mảng, bề mặt da thô ráp. 
  • Bệnh thường xuất hiện ở các vị trí nếp gấp trên cơ thể như khuỷu tay, sau gáy, sau đầu gối, vùng má, bẹn háng, bề mặt mông,…

Nguyên nhân gây bệnh

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra bệnh chàm hóa da, căn nguyên do người bệnh không có biện pháp điều trị hiệu quả ngay từ đầu khiến da bị tổn thương nghiêm trọng. Cũng có thể là do những yếu tố ngoại sinh làm ảnh hưởng tới da khiến vùng da bị chàm hóa.

Có rất nhiều nguyên nhân gây bệnh viêm chàm hóa da
Có rất nhiều nguyên nhân gây bệnh viêm chàm hóa da

Mặc dù cơ chế gây bệnh khá phức tạp nhưng dưới góc nhìn từ các chuyên gia y tế thì căn bệnh này chủ yếu do các nguyên nhân sau gây nên.

  • Yếu tố di truyền: Bệnh chàm hóa da xuất hiện do sự rối loạn các yếu tố bên trong cơ thể như nội tạng, chức năng gan, nội tiết, biến đổi sinh vật,… Bệnh có thể xuất hiện ngay cả khi em bé chưa được sinh ra. Điều này khiến bệnh dễ khởi phát vào một số thời điểm nào đó trong đời. Do đó những người có người thân trong gia đình bị mắc bệnh ngoài da thì khả năng cao bạn cũng sẽ mắc phải căn bệnh này. Bởi chàm hóa da chủ yếu bắt nguồn từ yếu tố di truyền.
  • Yếu tố dị nguyên: Cơ thể con người khi tiếp xúc với các yếu tố dị nguyên ngoài môi trường sẽ xảy ra phản ứng bằng cách tạo ra các lớp sần sùi trên da. Nó có thể khởi phát bệnh viêm da chàm hóa từ các loại thực phẩm hàng ngày, mỹ phẩm, hóa chất, thuốc hoặc một số loại cây cỏ đặc biệt.
  • Tiếp xúc với vi sinh: Cơ thể bị các loại vi khuẩn, nấm, siêu vi,… xâm nhập cũng sẽ là nguyên nhân khiến da của bạn dễ bị chàm hóa.
  • Sức đề kháng yếu: Nghiên cứu cho thấy, những người có hệ miễn dịch yếu sẽ khó có khả năng chống lại các yếu tố gây hại từ bên ngoài xâm nhập vào cơ thể. Từ đó, dễ bị nhiễm các bệnh do vi khuẩn, virus và nấm gây ra, trong đó có bệnh viêm da chàm hóa.
  • Do một số bệnh mãn tính: Những người có tiền sử bị các bệnh hen phế quản, viêm thận, viêm tai, xơ gan,… có nguy cơ bị mắc bệnh chàm hóa da cao hơn những người khỏe mạnh.
  • Nguyên nhân khác: Người bệnh cũng có thể bị chàm hóa da do nhiều nguyên nhân khác như: Da không được cung cấp đủ độ ẩm khiến làn da dễ bị khô nứt, thường xuyên bị căng thẳng stress kéo dài cũng là nguyên nhân khiến bệnh chàm trở nên nghiêm trọng hơn.

Bệnh chàm hóa có nguy hiểm không? Có lây không?

Các triệu chứng khó chịu của bệnh viêm chàm hóa da khiến căn bệnh này trở nên đáng sợ với nhiều người. Bởi đây là bệnh ngoài da, dễ gây mất thẩm mỹ, khiến người bệnh có tâm lý lo sợ bệnh sẽ lây lan, kéo dài, thậm chí là gây nguy hiểm cho sức khỏe. 

Trên thực tế, bệnh chàm không lây nhiễm từ người sang người, nhưng có nhiều trường hợp bị chàm hóa da kéo dài, vùng da bị tổn thương và viêm nhiễm nặng. Nếu không điều trị kịp thời và đúng cách sẽ khiến tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập và lây lan.

Bệnh không gây nguy hiểm tới tính mạng nhưng làm ảnh hưởng đến cuộc sống của người bệnh
Bệnh không gây nguy hiểm tới tính mạng nhưng làm ảnh hưởng đến cuộc sống của người bệnh

Các vi khuẩn và vi nấm này rất dễ phát tán ra môi trường bên ngoài và gây ra các bệnh lý về da liễu. Việc lây nhiễm này không liên quan đến bệnh chàm da nên bạn không cần phải quá lo lắng.

Tuy vậy, người bệnh vẫn không nên chủ quan với bệnh lý này. Về cơ bản, bệnh chàm hóa da mặc dù không gây nguy hiểm tới tính mạng nhưng lại khiến người bệnh cảm thấy khó chịu, mất thẩm mỹ và làm đảo lộn cuộc sống sinh hoạt của người bệnh. Nếu không khắc phục sớm, bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng như:

  • Làn da thô ráp, xù xì, gây cảm giác ngứa ngáy liên tục, làm ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống.
  • Khi bị ngứa da, người bệnh thường cào gãi nhiều, khiến vùng da bị tổn thương, trầy xước và chảy máu. Nếu không có hướng xử lý kịp thời có thể gây nhiễm trùng da.
  • Người bệnh vì lo lắng về việc da bị chàm hóa mà trở nên mất tập trung, căng thẳng, mất ngủ, ảnh hưởng tới sức khỏe tinh thần.
  • Vùng da bị chàm hóa trở nên thâm sạm, xấu xí, người bệnh sẽ cảm thấy e ngại và tự ti, nhất là ở những vùng da dễ nhìn thấy như tay, chân, mặt,…

Có thể thấy bệnh chàm hóa tác động không nhỏ tới sức khỏe và tinh thần của người bệnh. Chính vì vậy, việc điều trị sớm tại các cơ sở y tế chuyên khoa chất lượng là cách tốt nhất để bạn giải quyết được tình trạng này.

Cách chẩn đoán bệnh chính xác

Việc chẩn đoán bệnh chàm hóa da thực ra không khó bởi chỉ cần tập trung vào những tổn thương cơ bản của bệnh là bạn đã có thể nhận định chính xác mình có bị chàm hóa hay không.

Bên cạnh những tổn thương điển hình trên da như mẩn đỏ, ngứa ngáy, bong vảy, mụn nước tại một số vị trí khác nhau ở da. Người bệnh cũng có thể phát hiện bệnh thông qua một số xét nghiệm huyết thanh để biết chính xác nồng độ IgE khác để chẩn đoán chính xác hơn. 

Bệnh chàm da có thể được phát hiện thông qua xét nghiệm huyết thanh
Bệnh chàm da có thể được phát hiện thông qua xét nghiệm huyết thanh

Bệnh viêm da chàm hóa thường xảy ra tại các vùng nhỏ hoặc có thể lan thành đám rộng ở những vị trí khác nhau. Bệnh chủ yếu xuất hiện tại các khu vực như khuỷu tay, cổ tay, cổ chân, vùng bẹn, vùng cổ, cẳng chân,…. Đặc biệt, tại các vị trí nhạy cảm như má, mặt, khiến người bệnh khó chịu và mất tự tin trong giao tiếp.

Cách điều trị bệnh chàm hóa da

Bệnh viêm da chàm hóa hoàn toàn có thể chữa khỏi nếu người bệnh điều trị tích cực và có những phương pháp chữa bệnh phù hợp. Hiện tại người bệnh có thể tìm đến các phương pháp điều trị như dùng thuốc Tây y, Đông y và mẹo dân gian. Có thể kể đến như:

Chữa bệnh chàm hóa da bằng phương pháp Tây y

Với những người bị bệnh chàm da ở thể nhẹ có thể sử dụng các bài thuốc bôi ngoài da. Nếu bệnh nặng hơn có thể kết hợp thêm các loại thuốc uống. Một vài loại thuốc trị bệnh chàm được các bác sĩ chỉ định cho người bệnh sử dụng như sau:

  • Thuốc giảm ngứa: Bao gồm  Cetirizine, Siro Phennergan, Chlorpheniramine,… hoặc một số loại kem chống ngứa chuyên dụng cũng sẽ giúp người bệnh nhanh chóng chấm dứt các triệu chứng của bệnh chàm da.
  • Thuốc mỡ bôi da: Bao gồm Cream Celestoderm-neomycin, Cream synalar-neomycin,… giúp cô lập vùng da bị tổn thương, tránh nguy cơ lây lan và nhiễm trùng da.
  • Thuốc kháng sinh: Có tác dụng rất tốt trong việc giúp chống viêm nhiễm vùng da bị chàm hóa.
  • Thuốc tăng cường miễn dịch: Bao gồm viên uống tinh chất Vitamin E, Aloevera,… giúp hỗ trợ tăng cường hệ miễn dịch trong cơ thể, kháng lại vi khuẩn, giúp tái tạo nhanh vùng da bị tổn thương.
  • Thuốc bôi hồ nước: Hồ nước có tác dụng làm dịu da, giảm cảm giác ngứa ngáy, sử dụng an toàn cho cả người lớn và trẻ nhỏ.
  • Thuốc tím hoặc dung dịch Jarish: Thuốc tím 0,001% và vioform 1% giúp làm giảm bớt các triệu chứng của bệnh, ngăn ngừa bệnh lây lan sang những vùng da khác.
Người bệnh có thể dùng thuốc bôi ngoài da trong những trường hợp bị bệnh ở thể nhẹ
Người bệnh có thể dùng thuốc bôi ngoài da trong những trường hợp bị bệnh ở thể nhẹ

Đối với vấn đề các bé bị chàm sữa nên bôi thuốc gì, phụ huynh cần đặc biệt lưu ý trong việc lựa chọn loại thuốc phù hợp với tình trạng bệnh và làn da của bé. Tốt nhất bận nên đưa trẻ đến bệnh viện chuyên khoa da liễu để được điều trị kịp thời.

Chữa viêm da chàm hóa bằng thuốc Đông y

Bên cạnh việc sử dụng thuốc Tây y, rất nhiều người bệnh cũng ưu tiên sử dụng thuốc Đông y để nhằm chấm dứt bệnh chàm hóa da. Phương pháp này thường được sử dụng cho những trường hợp bị bệnh ở thể nặng, bệnh lây lan sang các vùng da xung quanh và tái phát nhiều lần. 

Các vị thuốc Đông y thường có tác động vào tận gốc rễ của bệnh, vừa giúp loại bỏ các tác nhân gây chàm da, vừa giúp bồi bổ sức khỏe, tăng cường hệ miễn dịch giúp cơ thể chống chọi lại với nhiều bệnh tật. Đặc biệt, thuốc Đông y đều được bào chế từ dược liệu tự nhiên nên rất an toàn, lành tính, có thể sử dụng lâu dài.

Dưới đây là một số bài thuốc Đông y giúp điều trị bệnh chàm hóa cực hiệu quả, người bệnh có thể tham khảo:

Bài thuốc số 1 – Thanh bì dưỡng can thang

Bài thuốc được nghiên cứu và bào chế từ các bài thuốc của người Tày và bài thuốc Trợ tạng bì của Đại danh y Hải Thượng Lãn Ông. Bao gồm 3 bài thuốc nhỏ đó là thuốc uống, thuốc bôi da và thuốc ngâm rửa.

Thuốc uống: 

  • Thành phần: Đan sâm, quế chi, bạch linh, kê huyết đằng, thổ phục linh, dạ dao đằng, sa sâm…
  • Công dụng: Giúp điều trị bệnh từ bên trong, giải độc, tiêu viêm, ổn định cơ thể, chống dị ứng.
  • Cách sử dụng: Ngày uống 2 lần vào buổi sáng và tối, nên uống sau khi ăn 30 phút.
Thuốc Đông y mang lại hiệu quả điều trị tương đối cao
Thuốc Đông y mang lại hiệu quả điều trị tương đối cao

Thuốc ngâm rửa:

  • Thành phần: Khổ sâm, đơn đỏ, hoàng liên, sài đất, xuyên tâm liên…
  • Công dụng: Sát khuẩn, tiêu viêm, khoanh vùng tổn thương ngoài da.
  • Cách sử dụng: Chia theo liều lượng tùy từng bệnh nhân, đun sôi và ngâm rửa vùng tổn thương 1 lần/ngày.

Thuốc bôi:

  • Thành phần: Sa đằng từ, đương quy, hồng hoa, kim ngân hoa.
  • Công dụng: Giúp chữa lành mọi tổn thương, tái tạo và chăm sóc da từ sâu trong lớp biểu bì.
  • Cách sử dụng: Ngày bôi 2 lần vào buổi sáng và tối sau khi đã vệ sinh vùng da sạch sẽ.

Bài thuốc số 2 – An bì thang

Bài thuốc được nghiên cứu và bào chế bởi đội ngũ chuyên gia đã có hàng chục năm kinh nghiệm tại Trung tâm Da liễu Đông y Việt Nam. An bì thang cũng bao gồm 3 bài thuốc nhỏ đó là cao uống, thuốc ngâm rửa và thuốc bôi ngoài da.

Thuốc cao uống:

  • Thành phần: Bồ công anh, kim ngân cành, tơ hồng xanh, vỏ gạo, hạ khô thảo, hồng hoa, đơn đỏ, ké đầu ngựa, khổ sâm, sinh địa,…
  • Công dụng: Điều trị tận gốc các tác nhân gây bệnh từ bên trong, giúp thanh nhiệt, giải độc, dưỡng huyết, trừ thấp, cải thiện chức năng gan, thận, nâng cao hệ miễn dịch, giúp người bệnh ăn ngủ tốt, cải thiện sức khỏe, ổn định cơ địa.
  • Cách sử dụng: Hòa tan thuốc với nước sôi và uống ngay khi còn ấm. Người lớn uống từ 2-4 viên/ngày, sau bữa ăn 30 phút. Trẻ em dưới 12 tuổi uống 1 viên/ngày, chia làm 2 lần sau ăn trưa và ăn tối 30 phút. 
Cao uống giúp chấm dứt các triệu chứng của bệnh từ tận gốc
Cao uống giúp chấm dứt các triệu chứng của bệnh từ tận gốc

Thuốc ngâm rửa:

  • Thành phần: Hoàng liên, xuyên tâm liên, sài đất, trầu không…
  • Công dụng: Sát khuẩn, làm sạch da, giúp làm thông thoáng lỗ chân lông, dưỡng da mềm, bảo vệ da khỏi sự tấn công của vi khuẩn.
  • Cách sử dụng: Đun sôi 2-4 gói thuốc với 1 lít nước, để nước nguội bớt rồi dùng để rửa lên vùng da bị tổn thương ấm rồi rửa lên vùng da bị tổn thương, có thể pha loãng để tắm. 

Thuốc bôi:

  • Thành phần: Mật ong, cây vảy ngược, bí đao, tang bạch bì,…
  • Công dụng: Hỗ trợ phục hồi mọi tổn thương, giúp tái tạo và chăm sóc da, kích thích sản sinh các tế bào mới.
  • Cách sử dụng: Mỗi ngày bôi 2 lần vào buổi sáng và tối sau khi đã vệ sinh vùng da sạch sẽ.

Bài thuốc số 3 – Chữa chàm thể phong nhiệt

Những người bị chàm hóa thể phong nhiệt thường có các triệu chứng như da hơi đỏ, lở loét, ngứa ngáy, có mụn nước, tổn thương da phát sinh trên diện rộng.

Người bệnh có thể áp dụng 1 trong 3 bài thuốc sau:

  • Bài thuốc 1: Khổ sâm 12g, phòng phong 12g, ngưu bàng tử 12g, kinh giới 12g, mộc thông 12g, sinh địa 16g, tri mẫu 8g, thuyền thoái 6g, thạch cao 20g. Tất cả đem tán thành bột mịn, mỗi ngày uống 2 lần vào buổi sáng và tối, mỗi lần dùng từ 8-12g với nước ấm.
  • Bài thuốc 2: bạc hà 4g, mộc thông 12g, ngưu bàng tử 12g, thương truật 8g, phục linh 8g, bạch tiễn bì 8g, hoàng liên 12g, khổ sâm 12g, hoàng bá 12g, tri mẫu 15g, thạch cao 40g, xa tiền 16g, sinh địa 16g. Đem sắc với 1 lít nước, uống mỗi ngày 1 thang.
  • Bài thuốc 3: Trạch tả 12g, sinh địa 12g, chi tử 8g, long đởm thảo 8g, xa tiền 8g, hoàng cầm 8g, mộc thông 8g, sài hồ, cam thảo 4g, thuyền thoái 6g. Tất cả đem sắc uống mỗi ngày 1 thang cho đến khi khỏi.

Mẹo dân gian chữa bệnh chàm hóa da

Có rất nhiều bài thuốc dân gian được người bệnh sử dụng để điều trị bệnh chàm hóa tại nhà. Phương pháp này thích hợp dùng cho những trường hợp mới chớm bị bệnh hoặc bệnh diễn biến ở thể nhẹ, chưa lây lan hoặc viêm nhiễm.

Ưu điểm của phương pháp trị bệnh bằng thuốc dân gian đó là có thể thực hiện tại nhà, nguyên liệu dễ kiếm, giá thành rẻ, an toàn, có thể dùng lâu dài và mang lại hiệu quả tương đối tốt.

Cụ thể, người bệnh có thể chữa chàm hóa da tại nhà bằng những mẹo đơn giản sau:

Dùng lá khế: Lá khế có vị chát, tính mát, có công dụng hữu hiệu trong việc tiêu độc, tân sinh, trị phong nhiệt, kháng viêm, diệt nấm ngoài da rất tốt. Do đó, những người bị hắc lào, lang ben, chàm da, vảy nến, mề đay mẩn ngứa hoàn toàn có thể sử dụng loại lá này để điều trị.

Lá khế có tác dụng điều trị các bệnh da liễu, trong đó có chàm da
Lá khế có tác dụng điều trị các bệnh da liễu, trong đó có chàm da

Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị 1 nắm lá khế, rửa sạch và để ráo nước.
  • Cho vào cối giã nát cho thật nhuyễn cùng với một ít muối.
  • Rửa sạch vùng da bị chàm hóa bằng nước muối sinh lý, sau đó lau khô.
  • Đắp 1 lớp lá khế đã giã nhuyễn lên vùng da bị tổn thương.
  • Giữ nguyên khoảng 1 tiếng rồi rửa sạch bằng nước ấm và lau khô.
  • Mỗi ngày thực hiện từ 2-3 lần sẽ giúp bệnh nhanh khỏi.

Lá đinh lăng: Lá đinh lăng có vị ngọt, tính mát, có hiệu quả tốt trong việc giải độc, trị viêm da, giảm mụn nhọt của bệnh chàm hóa. Đồng thời giúp chống sưng viêm, giảm đau, giảm mẩn đỏ, ngứa ngáy hiệu quả. Đồng thời giúp hỗ trợ tái tạo vùng da bị tổn thương do người bệnh dùng tay cào gãi làm trầy xước.

Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị 1 nắm lá đinh lăng tươi, rửa sạch, để ráo nước.
  • Phơi nắng 2-3 lần cho khô.
  • Cho lá đinh lăng khô vào đun cùng với 3 chén nước, đến khi cạn còn 1 chén thì tắt bếp.
  • Chắt thuốc ra chén, sau đó tiếp tục cho 3 chén nước mới vào ấm và đun tiếp như lần 1 để được lần nước thứ 2.
  • Trộn 2 lần nước với nhau và chia thành 2 lần để uống vào buổi sáng và tối sau mỗi bữa ăn.

Lá ổi: Lá ổi chứa một số thành phần ức chế sự hình thành và phát triển của nhóm vi khuẩn Staphylococcus aureus gây bệnh ngoài da thường gặp, không những thế chất Tanin, Flavonoid, Axit Maslinic và Alpha Limonene tự nhiên trong lá ổi cũng giúp chống viêm, kháng khuẩn cực kì hiệu quả.

Xem thêm

Lá ổi có khả năng trị chàm da vô cùng hiệu quả
Lá ổi có khả năng trị chàm da vô cùng hiệu quả

Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị 20 lá ổi non, rửa sạch và ngâm với nước muối trong 10 phút.
  • Đun lá ổi cùng với 2 lít nước trong vòng 15 phút rồi đổ ra thau.
  • Đợi nước nguội bớt thì dùng nước này để vệ sinh vùng da bị tổn thương và ngâm trực tiếp trong vòng 20 phút.
  • Phần bã lá ổi dùng để chà xát nhẹ lên vùng da bị chàm.
  • Mỗi ngày thực hiện 1 lần để mang lại hiệu quả.

Tinh bột nghệ: Nghệ có vị cay, tính ấm, đắng nhẹ, có tác dụng kháng viêm, diệt khuẩn, chống sưng tấy, mẩn đỏ và làm mỏng lớp chàm hoá rất tốt. Không những thế, trong  tinh bột nghệ còn có chứa chất Curcumin và nhiều dưỡng chất, khoáng chất khác có tác dụng hỗ trợ điều trị viêm da chàm hóa cực kỳ an toàn và hiệu quả lại mà bạn nên thử.

Cách thực hiện:

  • Người bệnh chuẩn bị 1 lọ tinh bột nghệ hoặc chuẩn bị nghệ tươi, phơi khô rồi mài thành bột cùng với 1 lọ mật ong nguyên chất.
  • Trộn đều 1 muỗng bột nghệ với 1 muỗng mật ong nguyên chất cho đến khi tạo thành hỗn hợp nhuyễn mịn.
  • Vệ sinh sạch vùng da bị chàm hoá rồi lau khô.
  • Thoa 1 lớp bột nghệ lên da, sau khoảng 1 tiếng thì rửa sạch bằng nước ấm.
  • Mỗi ngày thực hiện khoảng 1-2 lần, áp dụng mỗi ngày cho đến khi khỏi bệnh.

Bệnh sẩn ngứa chàm hóa nên kiêng gì?

Có thể một số người có cơ địa khỏe mạnh nên không cần kiêng cữ khi đang bị viêm da chàm hóa. Tuy nhiên đa phần nếu không kiêng cữ thì bệnh sẽ rất lâu khỏi, thậm chí còn hay tái phát sau một thời gian ngắn điều trị khiến người bệnh cảm thấy rất khó chịu. 

Người bệnh cần hiểu rằng bệnh chàm da không chỉ trồi lên bề mặt lớp biểu bì mà còn có mầm bệnh ẩn sâu bên dưới da. Chính vì vậy việc không kiêng cữ cẩn thận sẽ rất dễ khiến mầm bệnh tích lại và bùng phát nếu gặp tác nhân thuận lợi.

Người bệnh nên kiêng những chất có thể gây dị ứng
Người bệnh nên kiêng những chất có thể gây dị ứng

Do đó trong quá trình điều trị chàm hóa da, người bệnh cần phòng tránh một số vấn đề sau:

  • Đồ uống chứa chất kích thích như cafe đen, cafe sữa, nước tăng lực, trà đặc.
  • Đồ uống chứa nhiều cồn như rượu, bia, strongbow,…
  • Đồ ăn dễ gây dị ứng như thịt gà, thịt vịt, trứng, thịt bò, thịt trâu, đồ ngọt, sữa và các chế phẩm từ sữa.
  • Đồ ăn tanh và đồ biển như tôm, cua, cá, mực, ốc, ngao,…

Trong đó, hải sản, đồ biển, bia rượu là nhóm thực phẩm gây dị ứng và ngứa ngáy dữ dội. Do đó, lời khuyên dành cho bạn là nên hạn chế sử dụng những món ăn này lại cho đến khi bệnh tình được kiểm soát.

Phòng ngừa và hỗ trợ điều trị bệnh chàm

Bệnh chàm hóa da là một căn bệnh phổ biến  mà ai cũng có thể gặp phải. Vì vậy việc phòng ngừa bệnh càng trở nên cấp thiết hơn. Dưới đây là những biện pháp giúp phòng ngừa bệnh chàm hóa tại nhà:

  • Tránh xa những nguyên nhân gây bệnh như: Những loại thực phẩm dễ gây dị ứng, chế độ ăn uống không khoa học gây nhiệt cho cơ thể, da tiếp xúc với các chất dễ hóa chất, cao su, sơn xe,…
  • Uống đủ nước mỗi ngày, đây là biện pháp rất đơn giản, dễ thực hiện và mang lại hiệu quả rất cao. Nước sẽ giúp bạn thanh lọc cơ thể, bài trừ độc tố. Do đó người bệnh cần uống 2-2,5 lít nước/ngày.
  • Có chế độ ăn uống hợp lý, nên bổ sung các loại thực phẩm có tính mát như rau má, đậu xanh, bí đao, bí đỏ, trái cây và rau củ tươi. Đồng thời, hạn chế những thức ăn có tính nóng, dễ sinh nhiệt.
  • Cần cẩn thận trước những thực phẩm lạ, dễ gây dị ứng như hải sản, thịt gà, thịt vịt, trứng, sữa.
  • Thường xuyên sử dụng các sản phẩm có tác dụng thanh nhiệt, giải độc gan, giải độc cơ thể hiệu quả.
  • Giữ vệ sinh da sạch sẽ, thường xuyên tắm rửa, thay quần áo để làn da được thông thoáng. 
  • Khi có dấu hiệu bị bệnh cần đến gặp bác sĩ ngay để có biện pháp chữa trị kịp thời, giúp bệnh nhanh khỏi và được điều trị dứt điểm.

Với những thông tin trên đây, hy vọng đã giúp bạn trang bị thêm được nhiều thêm kiến thức để hiểu rõ hơn căn bệnh chàm hóa da là gì? Nguyên nhân, triệu chứng cũng như cách phòng ngừa và điều trị bệnh hiệu quả. Từ đó giúp bạn không còn cảm thấy hoang mang lo lắng khi mắc phải căn bệnh này. 

Xem thêm

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Cách trị chàm theo dân gian được nhiều người áp dụng
Chia Sẻ 22 Cách Trị Chàm Theo Dân Gian An Toàn, Hiệu Quả

Nội dung chínhChàm hóa là gì?Triệu chứng của bệnh chàm hóaNguyên nhân gây bệnhBệnh chàm hóa có nguy hiểm không? Có lây không?Cách chẩn đoán...

Tỏi chứa nhiều hoạt chất tốt giúp dệt khuẩn, làm mềm da hiệu quả
Trị Chàm Bằng Tỏi Có Hiệu Quả Không? 5 Cách Áp Dụng Tốt Nhất

Nội dung chínhChàm hóa là gì?Triệu chứng của bệnh chàm hóaNguyên nhân gây bệnhBệnh chàm hóa có nguy hiểm không? Có lây không?Cách chẩn đoán...

Chia Sẻ 5 Mẹo Chữa Bệnh Chàm Bằng Dầu Oliu Hiệu Quả Tại Nhà
Chia Sẻ 5 Mẹo Chữa Bệnh Chàm Bằng Dầu Oliu Hiệu Quả Tại Nhà

Nội dung chínhChàm hóa là gì?Triệu chứng của bệnh chàm hóaNguyên nhân gây bệnhBệnh chàm hóa có nguy hiểm không? Có lây không?Cách chẩn đoán...

Tìm Hiểu 4 Cách Chữa Chàm Bằng Cám Gạo Tốt Nhất Hiện Nay
Tìm Hiểu 4 Cách Chữa Chàm Bằng Cám Gạo Tốt Nhất Hiện Nay

Nội dung chínhChàm hóa là gì?Triệu chứng của bệnh chàm hóaNguyên nhân gây bệnhBệnh chàm hóa có nguy hiểm không? Có lây không?Cách chẩn đoán...