Củ Mài là Gì? Công Dụng Đối Với Sức Khỏe? Giá bán Và Địa Chỉ Mua

5/5 - (3 bình chọn)

Những người dân tộc vùng núi chắc không còn quá xa lạ với củ mài – trong Đông y gọi là hoài sơn. Đây là một loại củ dùng để ngâm rượu, nấu thành nhiều món ăn hoặc kết hợp với nhiều dược liệu khác để làm thành bài thuốc chữa bệnh. Hoài sơn mang đến tác dụng chính là bồi bổ cơ thể, chống suy nhược, quy vào ngũ tạng,… Để hiểu rõ hơn về dược liệu này, mời bạn đọc tham khảo những thông tin hữu ích trong bài viết dưới đây.

Củ mài là gì? Những thông tin tổng quan

Củ mài còn có rất nhiều tên gọi khác như: Củ mài đắng, khoai mài, hoài sơn, sơn dược, chỉnh hoài,… Tên khoa học là Dioscorea Persimilis, họ củ nâu. Loại củ này phần lớn là mọc hoang ở nhiều nơi, trong rừng núi, mọc cắm sâu xuống lòng đất. Hoài sơn vừa dùng làm thuốc vừa dùng làm món ăn hằng ngày tăng cường sức khỏe.

Củ mài là củ gì? Đặc điểm hình thái

Cây củ mài là loại cây thân leo, chúng có những đặc điểm tự nhiên nhất định để phân biệt với nhiều giống cây khác. Điển hình như sau:

  • Cây củ khoai mài thân leo cuốn, nhẵn, màu đỏ hồng. Khi mới lớn lên, cây chỉ có một thân leo nhưng cảng lớn sẽ càng phát triển và phân nhánh đi nhiều chi khác nhau, mọc từ củ của cây. dây to bằng chiếc đũa, rất dai và chắc chắn.
  • Rễ cây khoai mài là rễ củ, phình lên gồm rễ chính mọc cắm sâu xuống lòng đất, có củ phát triển tốt mọc dài đến 1m. Củ có đường kính bằng 2 ngón tay, loại lớn nhất là khoảng 10cm. Có nhiều củ con mọc xung quanh củ cái. Củ mài có vỏ mỏng, màu nâu, nhẵn nhụi. Nếu cạo đi phần vỏ ngoài sẽ thấy lớp lõi màu trắng ngà bên trong và không có xơ.
  • Lá cây mài là loại lá đơn, mọc đối xứng nhau qua các đốt của cây, nối với cuống. Phiến lá có hình trái tim, cuống dài. Lá dài từ 8 – 10cm, trên lá có 5 – 7 gân từ cuống tới mép lá. Lá không có răng cưa ở mép. Ở mỗi kẽ lá có một số củ con, dân gian gọi là dái ủ mài, thiên hoài.
  • Hoa cây mài thường ra vào từ tháng 5 – 7, mọc từ kẽ lá. Hoa mọc thành chùm lớn, có nhiều hoa nhỏ, hoa cây mài có màu trắng rất đẹp.
  • Cây mài có quả riêng thường ra vào tháng 8 – 10 hằng năm, quả mài có nang và 3 nhánh nhỏ, mỗi nhánh chứa 1 hạt mỏng. Khi quả già, phần cánh sẽ tách làm đôi, để lộ phần hạt bên trong, màu nâu xỉn. Trẻ nhỏ thường hay sử dụng loại quả của cây mài làm đồ chơi.

Xem thêm: Cây Bình Vôi Có Tác Dụng Gì? Các Bài Thuốc Chữa Bệnh Và Giá Bán

Hình ảnh củ mài - hoài sơn ngoài tự nhiên
Hình ảnh củ mài – hoài sơn ngoài tự nhiên

Phân bố – Cách trồng

Củ mài có mặt tại nhiều quốc gia điển hình như: Trung Quốc, Myanmar, Thái Lan,… Tại Việt Nam, củ mài được tìm thấy ở nhiều tỉnh thành như: Nghệ An, Thanh Hóa, Hà Giang, Quảng Ninh,…

Chủ yếu là mọc hoang tự nhiên ở các cánh rừng nhiệt đới, rừng rậm. Hiện nay với tác dụng của củ khoai mài mang đến cho tác dụng người dùng nên nhiều nơi đã trồng loại củ này và thu hoạch. nhân giống phổ biến svaf rộng rãi hơn.

Cách trồng củ khoai mài khá đơn giản, chỉ cần là nơi có tầng đất sâu cho cây bám rễ và phát triển, đất càng màu mỡ, cây vàng phát triển hơn. Đặc biệt những nơi có khí hậu không quá lạnh, nhiều ánh nắng mặt trời.

  • Đầu tiên người ta nhân giống bằng đầu củ khoai hoặc dái khoai, thời điểm trồng là vào mùa hè để mùa đông có thể thu hoạch và lấy giống.
  • Cuốc đất sâu từ 65 – 70cm, để phơi ải đất, sau đó vùi dái khoai hoặc đầu củ xuống đất.
  • Bón đất và phân xuống theo thời gian, sử dụng phân bón chuồng để lót ở dưới, bừa đất lấp vào kín hố và chăm sóc.
  • Những nơi có khí hậu mưa nhiều thì đánh luống cao lên để tạp rãnh nước cho đất thoát nước mỗi mùa mưa, tránh ngập, thối rễ, củ.

Tìm hiểu thêm: Hạt Đười Ươi Có Tác Dụng Gì? Cách Dùng Và Địa Chỉ Mua Chất Lượng

Củ mài mọc hoang ngoài tự nhiên là chính
Củ mài mọc hoang ngoài tự nhiên là chính

Thu hái – Sơ chế – Bảo quản

Củ mài có thể thu hoạch vào bất kỳ thời điểm nào trong năm, chỉ cần là cây đã trồng được một thời gian và chắc chắn là có củ ở dưới. Tuy nhiên, theo kinh nghiệm của những người nông dân, thời điểm thích hợp nhất để thu hái chính là mùa thu và đông. Lúc này thân cây vừa chết khô, rụng hết lá, phần rễ củ sẽ to và hấp thụ được nhiều dưỡng chất tốt nhất.

  • Người ta cắt bỏ hết thân, rễ và đào sâu xuống dưới lấy củ.
  • Củ mài sau khi đào lên được mang đi rửa sạch, gọt bỏ vỏ vàng nâu đi. Sau đó, cắt thành từng khúc vừa phải và ngâm cùng đường phèn chua trong 2 – 4 giờ, nhằm giảm độ nhớt của củ khoai.
  • Sau khi ngâm vớt ra, rửa sạch, nếu nấu thành món ăn thì có thể chế biến luôn, còn nếu dùng làm dược liệu cần thái mỏng cho vào lò sấy cùng lưu huỳnh để củ mềm ra.
  • Tiếp tục sấy trong 24h tới đây, nhiệt độ 50 – 60 độ C.

Củ mài tươi thì dùng để ăn và không để được lâu ngày. Còn nếu dùng làm dược liệu, củ mài cần được sấy khô, bảo quản thật kỹ trong túi bóng, lọ thủy tinh, sẽ sử dụng được lâu hơn. Đồng thời để nơi khô ráo, thoáng mát, chống ẩm và mối mọt.

Bột củ mài dùng làm gì? Để bảo quản được lâu hơn, người ta thường nghiền củ mài thành bột mịn. Khi dùng chỉ cần dùng một muỗng hòa cùng nước để uống hoặc kết hợp với các dược liệu khác để tăng cường tác dụng.

Thành phần hóa học

Trong củ mài có chứa rất nhiều thành phần mang đến nhiều tác dụng cho sức khỏe người sử dụng. Điển hình như:

  • Tinh bột: 63,25%.
  • Chất nhầy: 2 – 2,8%.
  • Lipid: 0,45%.
  • Protid: 6,75%.
  • Một số thành phần khác như: Dioscin,  các acid amin, saponin, allantoin, có nhân sterol, cholin cùng nhiều các nguyên tố vi lượng khác.

Tìm hiểu thêm: Diệp Hạ Châu: Đặc Điểm, Công Dụng, Bài Thuốc, Giá Bán Và Địa Chỉ Mua

Củ mài chứa rất nhiều thành phần hóa học tốt cho sức khỏe
Củ mài chứa rất nhiều thành phần hóa học tốt cho sức khỏe

Củ mài có công dụng gì đối với sức khỏe người dùng

Theo Đông y, củ mài có tính bình, vịt ngọt thanh, quy vào kinh tỳ, vị, phế, thận. Còn theo những nghiên cứu khoa học, các thành phần trong củ mài mang đến những tác dụng đặc biệt cho sức khỏe, điển hình phải kể đến như:

  • Củ mài có tác dụng gì? Đầu tiên chắc chắn phải kể đến chính là khả năng phòng tránh và hỗ trợ điều trị bệnh loãng xương. Dioscin trong củ mài giúp chắc, khỏe xương, ổn định sụn khớp, đồng thời hoạt động như một chất chống oxy hóa, chống ung thư hiệu quả.
  • Allantoin trong củ mài giúp loại bỏ các lớp tế bào chết, ngừa hiện tượng sừng hóa, dưỡng ẩm và chăm sóc da. Từ đó, hỗ trợ nhanh chóng làm lành vết thương và giúp da chống lại kích ứng.
  • Tác dụng của củ mài trong việc chống đột biến, tăng sinh tế bào ung thư đại tràng, ung thư ruột kết nhờ hoạt chất saponin với hàm lượng cao trong củ mài.
  • Củ mài còn tốt trong việc hỗ trợ điều trị viêm gan mãn tính, xơ gan. Đồng thời tăng cường trí nhớ, giải tỏa phiền muộn, lo âu, giảm đau nhức mỏi, giảm co giật và nhiều chứng bệnh khác.
  • Trong củ mài còn có nhiều tinh bột, nguyên tố vi lượng và Protid cung cấp nhiều dưỡng chất cho cơ thể. Nên củ mài còn có thể chế biến thành nhiều món ăn như: Củ mài luộc, nấu cháo, nấu chè, độn cơm, kho nghệ,…
  • Với vai trò là một loại dược liệu, hoài sơn có tác dụng trị ho, bổ máu, tăng cường tuần hoàn máu, tốt cho sinh lý nam giới, hỗ trợ trị bệnh đái tháo đường, tiểu tắc, giữ sinh khí, sinh tân dịch,…

Tìm hiểu thêm: Giảo Cổ Lam – Công Dụng, Cách Dùng Hiệu Quả Và Giá Bán Mới Nhất

Cây khoai mài mang đến nhiều tác dụng cho sức khỏe người dùng
Cây khoai mài mang đến nhiều tác dụng cho sức khỏe người dùng

Cách dùng củ mài trong chữa bệnh – Các bài thuốc Đông y

Dưới đây chuyên trang sẽ mách bạn một số bài thuốc chữa bệnh từ củ mài được nhiều người áp dụng sử dụng nhất hiện nay.

Bài thuốc chữa kiết lỵ, tiêu chảy:

  • Chuẩn bị 80g hoài sơn khô cùng bạch truật, đẳng sâm, trôm lay tổng khoảng 50g.
  • Thêm 60g biển đậu, cùng trần bì, hạt ý dĩ, sa nhân, hạt sen, cát cánh.
  • Các thành phần sử dụng dạng khô và tán thành bột mịn.
  • Người lớn mỗi ngày dùng 8 – 12g, trẻ nhỏ dùng 4 – 6 ga, hòa cùng nước và uống ngày 2 – 3 lần, tình trạng sẽ thuyên giảm.

Bài thuốc chữa di tinh tái phát:

  • Chuẩn bị 1g mỗi loại thảo dược sau: Củ khoai mài, táo nhân, bạch truật, đẳng sâm, kim anh, phục linh, khiếm thực, 4g cam thảo, 6g quả mâm xôi khô, viễn chí.
  • Các nguyên liệu trên rửa thật sạch, cho vào sấy khô hoặc sao vàng hạ thổ.
  • Cho dược liệu vào nồi sắc thuốc cùng 1 lít.
  • Sắc thuốc trên lửa nhỏ đến khi còn 1 bát nước thì chắt ra bát và uống khi còn ấm.

Bài thuốc chữa bệnh tiểu đường:

  • Chuẩn bị 180g củ mài, 90g hạt sen khô, 40g phục bạch phục linh, 300g dây tơ hồng và 350g ngũ vị tử.
  • Các nguyên liệu dùng ở dạng khô, tán nhuyễn thành bột mịn. Sau đó, trộn với hồ, rượu rồi vê thành từng viên hoàn nhỏ.
  • Mỗi ngày uống 20 – 30 viên chia thành 2 – 3 lần uống cùng nước ấm để có tác dụng tốt nhất cho sức khỏe.

Bài thuốc chữa viêm đại tràng và rối loạn tiêu hóa:

  • Các dược liệu cần chuẩn bị bao gồm: 12g hoài sơn, 10g các vị bạch truật, ý dĩ, hạt sen, biển đâu, 6g mỗi loại trần bì, nam mộc hương, 16g bồ công anh và 10g hạt sau.
  • Cho các nguyên liệu sau khi rửa sạch vào ấm nước cùng một lít nước, sắc thuốc trên lửa nhỏ đến khi cạn còn ½ lượng nước thì tắt bếp.
  • Chắt nước cốt và chia thành 2 lần uống hết trong ngày.
  • Sử dụng liên tục trong 7 – 10 ngày để thấy hiệu quả tốt nhất cho sức khỏe.

Bài thuốc chữa đau mỏi lưng, suy nhược cơ thể:

  • Chuẩn bị nguyên liệu bao gồm hoài sơn, sơn thù du, mỗi loại 10g. 12g mỗi loại ba kích, đỗ trọng, ngưu tất, 8g ngũ gia bì, độc hoạt, cẩu tích, 6g phòng phong và quế tâm.
  • Sử dụng dược liệu dưới dạng khô, tán nhuyễn thành bột mịn, trộn cùng mật ong và vê thành từng viên nhỏ như hạt đậu. Mỗi ngày dùng 10 viên uống trước bữa ăn.

Có thể bạn quan tâm: Cây Mật Gấu Có Tác Dụng Gì? Cách Dùng Và Lưu Ý Khi Sử Dụng

Hoài sơn được ứng dụng rất nhiều trong các bài thuốc Đông y
Hoài sơn được ứng dụng rất nhiều trong các bài thuốc Đông y

Củ mài ngâm rượu

Rượu ngâm từ củ mài đặc biệt thơm ngon, dễ uống, giúp kích thích tiêu hóa, chống xuất tinh sớm, tăng cường sinh lý nam giới, giảm suy nhược cơ thể. Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị 400g hoài sơn, 500g đường và 3 lít rượu gạo.
  • Hoài sơn rửa sạch, cắt thành từng khúc cho vào bình thủy tinh.
  • Đổ rượu ngập mặt củ hoài sơn.
  • Thời gian ngâm trong 30 ngày là có thể dùng.
  • Mỗi ngày uống một chén nhỏ trước khi ăn bữa chính.

Các món ăn từ củ mài hoài sơn:

Củ mài nấu món gì giàu dinh dưỡng, người dùng có thể nấu cháo củ mài, nấu chè với long nhãn. Cách thực hiện đơn giản tương tự như nấu cháo bình thường.

Củ mài bán ở đâu? Giá bao nhiêu trên thị trường?

Củ mài mua ở đâu thì hiện nay do nhu cầu sử dụng của nhiều người nên loại củ này được bán khá nhiều trên thị trường. Giá bán củ mài khô dạng dược liệu giao động từ 200.000 – 350.000 VNĐ/kg. Dược liệu đã sấy khô và sử dụng được luôn, bảo quản nơi khô thoáng là dùng được trong thời gian dài.

Củ mài tươi bán ở đâu? Sẽ rất khó để mua được củ mài tươi, nếu muốn bạn cần về những nơi trồng loại củ này hoặc tự mua giống về trồng tại nhà, chăm sóc và thu hoạch.

Khi mua củ mài dược liệu, bạn cần đặt niềm tin ở những cơ sở uy tín, chất lượng, có nguồn gốc và thương hiệu rõ ràng, minh bạch công khai về giá bán. Bởi hiện nay thị trường cũng xuất hiện nhiều tính trạng dược liệu giả, rác dược liệu. Người dùng sử dụng những sản phẩm này không mang lại tác dụng gì mà còn tiềm ẩn nhiều nguy hiểm cho sức khỏe.

Theo đó, Trung tâm Nghiên cứu và nuôi trồng dược liệu Quốc gia Vietfarm là một trong những đơn vị cung cấp dược liệu sạch nổi tiếng tại Việt Nam. Dược liệu Vietfarm thu hái từ vườn trồng đạt chuẩn chất lượng, chuyên canh hữu cơ, đạt chuẩn GACP – WHO. Người dùng sử dụng và có những đánh giá, phản hồi rất tốt.

Bài viết hấp dẫn: Cây Nhân Trần Và Những Công Dụng Khó Ngờ Với Sức Khoẻ

Hoài sơn được bán nhiều trên thị trường - đặt mua ở những địa chỉ uy tín
Hoài sơn được bán nhiều trên thị trường – đặt mua ở những địa chỉ uy tín

Lưu ý khi sử dụng củ mài trong chăm sóc sức khỏe tốt nhất

Trong quá trình sử dụng hoài sơn làm thuốc chữa bệnh, ngâm rượu hay chế biến cùng món ăn, bạn cần chú ý một vài những thông tin như sau:

  • Sử dụng hoài sơn với liều lượng phù hợp, không lạm dụng quá nhiều có thể phát sinh phản ứng phụ.
  • Không dùng củ mài với những đối tượng đang bị thừa cân, béo phì.
  • Đối tượng phụ nữ mang thai, phụ nữ sau sinh, trẻ nhỏ không tự ý dùng củ mài mà cần hỏi ý kiến của bác sĩ.
  • Người dùng muốn sử dụng hoài sơn cùng các loại thuốc Tây y điều trị cần tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa.
  • Đặt mua dược liệu ở những đơn vị uy tín, chất lượng, đảm bảo nguồn gốc sử dụng mang lại hiệu quả mong muốn.
  • Người bị dị ứng với hoài sơn tuyệt đối không dùng kể cả là kết hợp với các loại thảo dược khác.

Trên đây là những thông tin chung về củ mài – hoài sơn về đặc điểm tự nhiên, công dụng, cách dùng, lưu ý khi dùng. Hy vọng điều này đã giúp bạn hiểu hơn và biết cách sử dụng khi có nhu cầu chữa bệnh hoặc chăm sóc sức khỏe.

Xem thêm

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Gợi Ý 5 Cách Dùng Cây Cà Gai Leo Chữa Viêm Gan B Hiệu Quả
Gợi Ý 5 Cách Dùng Cây Cà Gai Leo Chữa Viêm Gan B Hiệu Quả

Nội dung chínhCủ mài là gì? Những thông tin tổng quanCủ mài là củ gì? Đặc điểm hình tháiPhân bố – Cách trồngThu hái –...

Cây Lạc Tiên Trị Mất Ngủ Hiệu Quả Khó Ngờ - Cách Dùng Đơn Giản Từ Bác Sĩ 
Cây Lạc Tiên Trị Mất Ngủ Hiệu Quả – Cách Dùng Đơn Giản Từ Bác Sĩ 

Nội dung chínhCủ mài là gì? Những thông tin tổng quanCủ mài là củ gì? Đặc điểm hình tháiPhân bố – Cách trồngThu hái –...

[Tìm Hiểu] Lá Lốt Có Tác Dụng Gì Và Cách Sử Dụng Như Thế Nào?
Lá Lốt Có Tác Dụng Gì? Các Bài Thuốc Chữa Bệnh Từ Cây Lá Lốt

Nội dung chínhCủ mài là gì? Những thông tin tổng quanCủ mài là củ gì? Đặc điểm hình tháiPhân bố – Cách trồngThu hái –...

Đẳng Sâm (Đảng Sâm) - Công Dụng, Cách Dùng, Lưu Ý Và Giá Bán
Đẳng Sâm (Đảng Sâm) – Công Dụng, Cách Dùng, Lưu Ý Và Giá Bán

Nội dung chínhCủ mài là gì? Những thông tin tổng quanCủ mài là củ gì? Đặc điểm hình tháiPhân bố – Cách trồngThu hái –...