Đẳng Sâm (Đảng Sâm) – Công Dụng, Cách Dùng, Lưu Ý Và Giá Bán

5/5 - (1 bình chọn)

Đẳng sâm hay còn được ví như “nhân sâm người nghèo”, là vị thuốc quý nổi tiếng trong y học cổ truyền. Mặc dù bổ dưỡng, nhiều tác dụng chữa bệnh như nhân sâm nhưng lại có giá thành phải chăng. Sau đây chuyên trang sẽ gửi đến bạn đọc những thông tin về vị thuốc này – công dụng, cách dùng cũng như những kiêng kỵ, lưu ý cần nhớ. 

Thông tin chung về cây thuốc đẳng sâm

Đẳng sâm còn có nhiều tên gọi khác nhau như đảng sâm, hồng đẳng sâm, lộ đảng sâm, phòng đảng sâm, bạch đảng sâm, đẳng sâm nang, xuyên đảng sâm, đông đảng sâm, rầy cáy, mần cáy. Ngoài ra vị thuốc còn có một tên gọi phổ biến là thượng đảng nhân sâm, vì có ngoại hình giống nhân sâm và có xuất xứ từ Thượng Đảng (Trung Quốc). Cây thuốc có tên khoa học là Codonopsis Pilosula, thuộc họ hoa chuông Campanulaceae.

Đặc điểm thực vật và hình ảnh cây đẳng sâm

Mặc dù được ví như nhân sâm nhưng không phải ai cũng biết đến cây đẳng sâm. Dưới đây là những đặc điểm thực vật nổi vật của cây thuốc trong tự nhiên:

Không nên bỏ lỡ: Củ Mài là Gì? Công Dụng Đối Với Sức Khỏe? Giá bán Và Địa Chỉ Mua

Hình ảnh cây đẳng sâm sinh trưởng trong thiên nhiên
Hình ảnh cây đẳng sâm sinh trưởng trong thiên nhiên
  • Cây thân cỏ có dây leo sống lâu năm, thường bò trên mặt đất hoặc leo vào thân cây khác. Thân cây màu tím sẫm có phủ lớp lông thưa, ở phần ngọn cây không có lông.
  • Rễ cây hình trụ phân nhánh, đường kính khoảng 1 – 2cm, đầu rễ phình to có nhiều vết sẹo lồi và nhỏ về đuôi, trên có các vết nhăn dọc và ngang. Rễ cây lúc tươi có màu trắng, sau khi khô chuyển sang màu vàng với nhiều nếp nhăn.
  • Lá cây có hình trứng hoặc hình tim, đuôi lá nhọn, mép nguyên hoặc hơi lượn sóng, có răng cưa, mặt trên lá màu xanh nhạt có phủ lông nhung, mặt dưới màu trắng xám nhẵn hoặc lông rải rác.
  • Hoa nở vào tháng 7, tháng 8, mọc đơn độc ở kẽ lá. Hoa hình chuông có màu xanh nhạt pha vàng nhạt. Cuống dài 2 – 6cm, đài tràng hình chuông, gồm 5 cánh có vân màu tím ở họng.
  • Cây ra quả vào tháng 9, tháng 10 hàng năm. Quả nang hình cầu dẹt bên trong chứa rất nhiều hạt màu nâu nhẵn bóng.

Khu vực phân bổ và phân loại cây thuốc

Cây đẳng sâm được phát hiện nhiều nhất ở đông bắc Trung Quốc như Tứ Xuyên, Cam Túc, Sơn Tây, Vân Nam, Hồ Bắc, Quý Châu, Liêu Ninh,… và Hàn Quốc. Loại này được gọi là đẳng sâm bắc.

Tại Việt Nam, dược liệu được phát hiện vào giai đoạn 1961 đến 1985 tại nhiều tỉnh thành ở miền núi phía Bắc và Tây Nguyên. Tiêu biểu như Cao Bằng, Sơn La, Hà Giang, Lạng Sơn, Lào Cai, KonTum, Gia Lai, Lâm Đồng,… Loại này còn được gọi là đẳng sâm nam hay đẳng sâm Việt Nam.

Bên cạnh đẳng sâm rừng thì với nhu cầu sử dụng dược liệu ngày càng cao, nhiều người dân, đơn vị chủ động nuôi trồng cây thuốc bằng hạt. Loại cây này ưa sống ở vùng đồi núi, nơi có đất cát, nhiều mùn, nơi có bóng râm hoặc thung lũng rậm rạp.

Bộ phận sử dụng làm thuốc, thu hoạch và chế biến

Rễ cây hay còn được gọi là củ đẳng sâm là bộ phận được thu hoạch để làm thuốc. Theo nghiên cứu, thời điểm củ đẳng sâm đạt hàm lượng dược chất cao nhất là vào vụ mùa đông (tháng 11 đến tháng 5). Lúc này cây thuốc đã úa vàng, rụng lá, vào lúc cây chưa đâm chồi nảy lộc. Khi thu hoạch chỉ chọn những loại cây từ 3 – 5 tuổi, đào sâu trên 0,7 m để tránh làm trầy xước rễ củ.

Có thể bạn quan tâm: Cây Xạ Đen: Đặc Điểm, Công Dụng, Cách Dùng, Giá Bán Và Địa Chỉ Mua

Rễ củ phơi khô và bó thành các bó nhỏ
Rễ củ phơi khô và bó thành các bó nhỏ

Sau khi thu hoạch đem rễ củ rửa sạch, bỏ phần trên cổ rễ và các râu con rồi đem phơi hoặc sấy khô. Đến khi bẻ không gãy thì bó lại thành từng bó và tiếp tục đem phơi. Cách làm này giúp rễ khô nhưng vẫn đảm bảo mềm phẳng, vỏ không bị bong tróc.

Loại đẳng sâm khô có vỏ màu vàng, thịt màu vàng ngà, khi cắt ngang thấy ốc vân tròn ở giữa, không sâu, không mối mọt là loại chất lượng cao. Còn loại nhiều xơ, không ngọt, hậu không nhuận là loại kém chất lượng.

Tác dụng của đẳng sâm với sức khoẻ

Được ví như nhân sâm, đẳng sâm dược liệu đem lại nhiều công dụng tốt cho sức khoẻ người dùng. Đây cũng là vị thuốc nổi tiếng bao đời trong y học cổ truyền và được sử dụng rộng rãi.

Theo Y học cổ truyền đẳng sâm có tác dụng gì?

Theo các tài liệu y học cổ truyền, đảng sâm có vị ngọt, tính bình, quy kinh Phế, Tỳ. Dược liệu có tác dụng điều hoà tỳ vị, bổ trung, ích khí, kiện tỳ, sinh tân, dưỡng huyết, bồi dưỡng cơ thể, giải khát, thanh phế,…

Do đó dược liệu được sử dụng nhiều trong các bài thuốc chữa tiêu chảy do tỳ hư, ăn uống kém, gầy yếu, suy nhược, vàng da, tiêu ra máu, thiếu máu, sốt đổ mồ hôi, băng huyết, chứng thai sản, bệnh bạch huyết,…

Công dụng của đẳng sâm theo nghiên cứu y học hiện đại

Theo nghiên cứu, trong đẳng sâm có chứa nhiều hoạt chất như saponin, đường, chất béo, polyacetylen, alkaloid, phenylpropanoids, acid hữu cơ, tinh dầu, vitamin B1, B2, chất đạm,…

Không nên bỏ lỡ: Cây Nhân Trần Và Những Công Dụng Khó Ngờ Với Sức Khoẻ

Vị thuốc được nghiên cứu và sử dụng rộng rãi trong nhiều bài thuốc chữa bệnh
Vị thuốc được nghiên cứu và sử dụng rộng rãi trong nhiều bài thuốc chữa bệnh

Đây là dược liệu đem lại nhiều tác dụng tuyệt vời cho sức khoẻ người dùng như:

  • Bồi bổ sức khoẻ, cung cấp năng lượng cho cơ thể, hỗ trợ tăng cân, tốt cho người gầy yếu, mới ốm dậy, suy nhược.
  • Tăng cường đề kháng, nâng cao hệ miễn dịch, hạn chế sự tấn công của virus gây bệnh, giúp cơ thể khoẻ mạnh, ít ốm vặt hơn. Đồng thời kháng viêm, giúp vết thương nhanh hồi phục.
  • Hỗ trợ giảm cholesterol xấu, ngừa xơ vữa động mạch, máu nhiễm mỡ, bổ sung hồng cầu, bổ máu, khí huyết lưu thông, tốt cho hệ tuần hoàn.
  • Hỗ trợ hoạt động hệ tiêu hoá, giúp ăn ngon miệng, tiêu hoá tốt, cải thiện triệu chứng ăn không tiêu, đầy hơi, chướng bụng, đau dạ dày, đại tràng,…
  • Tốt cho tim mạch, hỗ trợ điều hoà huyết áp, giảm thiểu nguy cơ đột quỵ, nhồi máu cơ tim, giúp điều hoà nhịp tim,…

Các bài thuốc và cách dùng đẳng sâm hiệu quả nhất

Từ nhiều đời nay, đẳng sâm đã được sử dụng phổ biến như một vị thuốc quý với nhiều công dụng cho sức khoẻ. Dưới đây là các cách sử dụng sao cho phát huy tối đa tác dụng đẳng sâm mà bạn đọc nên tham khảo.

Cách ngâm rượu đẳng sâm bồi bổ chữa bệnh

Rượu đẳng sâm là thức uống rất được quý ông ưa chuộng. Rượu có tác dụng bồi bổ, lưu thông huyết khí, kích thích hoạt động của hệ tiêu hoá, giúp ăn ngon, ngủ ngon.

Tuỳ sở thích mà bạn có thể dùng loại khô hay loại tươi đều được.

  • Chuẩn bị 1kg đẳng sâm khô hoặc tươi cùng với rượu gạo ngon trên 40 độ. Nếu ngâm khô thì chuẩn bị 5 lít rượu còn nếu ngâm tươi thì chỉ cần 3 lít.
  • Đẳng sâm sơ chế sạch sẽ, rửa sạch đất cát sau đó xếp vào bình thuỷ tinh.
  • Đổ rượu vào bình và lắc đều sao cho dược liệu ngập hoàn toàn trong rượu.
  • Đậy kín nắp bình rượu và để nơi khô ráo, ủ trong khoảng 30 – 45 ngày là có thể sử dụng được.

Mỗi ngày bạn có thể dùng từ 1 – 2 chén nhỏ vào bữa cơm để bồi bổ sức khoẻ. Rượu đảng sâm có màu vàng mơ đẹp mắt, vị cay nồng nhưng dịu ngọt, có mùi thơm dễ chịu.

Sử dụng vị thuốc để chế biến thành các món ăn bổ dưỡng

Không nhiều người biết rằng, dược liệu còn được sử dụng như một loại thực phẩm để chế biến thành các món ăn ngon miệng và bổ dưỡng cho cơ thể.

Không nên bỏ lỡ: Cây Mật Gấu Có Tác Dụng Gì? Cách Dùng Và Lưu Ý Khi Sử Dụng

Dược liệu được sử dụng trong nhiều món ăn bổ dưỡng cho cơ thể
Dược liệu được sử dụng trong nhiều món ăn bổ dưỡng cho cơ thể
  • Món cháo đảng sâm nấu cùng phục linh, ý dĩ: Cải thiện tiêu chảy nhiều ngày, hỗ trợ bệnh đường hậu môn, trực tràng.
  • Hải sâm xào đẳng sâm: Cải thiện đau nhức mỏi xương khớp, chống suy nhược mệt mỏi, giảm tiểu đêm.
  • Đảng sâm nhồi cật lợn hầm: Món ăn tốt cho người mắc bệnh tim mạch, tốt cho hệ bài tiết.
  • Tim hầm đảng sâm: Người hay bị choáng, khó thở, hồi hộp nên sử dụng món ăn này.

Trong quá trình chế biến, bạn đọc cần lưu ý tuyệt đối không sử dụng dược liệu chung với củ cải hoặc vừa ăn các món ăn từ dược liệu vừa uống trà đặc.

Đẳng sâm ngâm mật ong

Đẳng sâm ngâm cùng mật ong giúp tăng cường miễn dịch, bồi bổ, giữ tinh thần tỉnh táo, giảm căng thẳng, ngủ ngon, ăn ngon, cải thiện chức năng tiêu hoá, đào thải độc tố, làm chậm quá trình lão hoá, đẹp da, giữ dáng, tốt cho sinh lý phụ nữ và phụ nữ sau sinh.

  • Sử dụng 200g sâm tươi rửa sạch sẽ đất cát và để ráo nước. Sau đó thái thành các lát mỏng khoảng 1,5mm.
  • Đem phơi dưới ánh nắng mặt trời khoảng 30 phút cho đến khi sâm co lại.
  • Xếp sâm vào bình thuỷ tinh, đổ mật ong nguyên chất vào và đậy kín, ủ trong khoảng 1 tháng.

Hàng ngày sau khi ăn, bạn pha một thìa cafe mật ong sâm cùng 1 – 2 lát sâm với nước ấm và uống. Riêng lát sâm nên nhai kỹ và nuốt.

Các bài thuốc từ đẳng sâm dược liệu

Bên cạnh sử dụng hàng ngày, từ xa xưa dược liệu đã được đưa vào nhiều bài thuốc chữa bệnh theo y học cổ truyền.

Xem thêm: Cây Mã Đề – Công Dụng, Cách Dùng Và Những Lưu Ý Khi Sử Dụng

Đẳng sâm chữa bệnh gì theo YHCT? Đây là dược liệu quý được dùng trong nhiều bài thuốc
Đẳng sâm chữa bệnh gì theo YHCT? Đây là dược liệu quý được dùng trong nhiều bài thuốc
  • Bồi bổ cơ thể, chữa suy nhược, ăn không ngon: Sắc nước uống hoặc tán bột làm viên hoàn mật các thành phần gồm 20g mỗi loại đảng sâm, bạch truật sao, đương quy, ba kích.
  • Chữa bệnh tuổi già, ốm yếu, ốm lâu ngày: Sắc thang thuốc gồm 40g đẳng sâm, 12g mỗi vị gồm long nhãn, đương quy, ngưu tất, mạch môn, mỗi ngày một thang. Nếu bệnh nặng và nguy cấp thì bổ sung thêm mỗi 4 – 8g nhân sâm.
  • Chữa đau lưng mỏi gối, thận suy, đái rắt: Ngâm rượu thang thuốc gồm 20g đẳng sâm, 6g tắc kè, 1g trần bì, 1g huyết giác, 0.5g tiểu hồi cùng 250ml rượu 40 độ.
  • Trị bệnh ho, lao mới nhiễm: Chuẩn bị 16g đảng sâm, 15g hoài sơn, 10g ý dĩ nhân, 10g mạch môn, 10g hạnh nhân, 10g xa tiền tử, 10g khoản đông hoa, 3g cam thảo. Sắc 600ml nước cùng 1 thang thuốc trên cho đến khi còn lại 200ml thì chia uống ngày 3 lần.
  • Trị lao phổi: Thang thuốc gồm có 16g đẳng sâm, 12g mỗi loại bạch truật, mạch môn, hoài sơn, bách bộ chế, ngọc trúc, 6g ngũ vị tử. Sắc thang thuốc và chia làm 3 phần để uống mỗi ngày.
  • Chữa khó thở, hen suyễn, mệt mỏi, choáng váng, hay hồi hộp: 20g mạch môn, 16g đẳng sâm, 12g ngũ vị tử, 6g cam thảo đem sắc uống hàng ngày.
  • Chữa khí hư: Mỗi ngày sử dụng 1 thang thuốc gồm có 20g bạch truật, 16g đẳng sâm, 16g hoài sơn, 12g bạch thược, 12g xa tiền tử, 12g sài hồ, 8g bạch giới tử sao, 8g trần bì, 8g thương truật, 4g cam thảo.
  • Chữa tỳ vị hư yếu: Sắc uống thang thuốc 8g đẳng sâm, 8g chích kỳ, 4g phục linh, 2.8g bạch thược và 2g cam thảo.
  • Trị tử cung xuất huyết: Độc vị đẳng sâm, mỗi ngày sắc 30 – 60g thuốc chia uống 2 lần, uống liên tục 5 ngày trong thời kỳ kinh nguyệt.
  • Trị rối loạn tiêu hoá: Dùng 12 – 16g dược liệu đem sắc với nước và chia uống mỗi ngày 2 lần sau khi ăn.

Dược liệu đẳng sâm giá bao nhiêu và mua ở đâu uy tín?

Hiện nay, đẳng sâm là dược liệu được rất nhiều người ưa chuộng và mua về để bồi bổ cũng như hỗ trợ điều trị bệnh lý. Theo khảo sát thị trường, giá đẳng sâm còn tuỳ thuộc vào nguồn gốc, chất lượng và thời điểm.

Những củ sâm rừng tự nhiên, kích thước to và đẹp sẽ có giá đắt hơn loại sâm trồng, củ nhỏ. Nhìn chung, giá dược liệu trên thị trường đang dao động trong khoảng từ 250.000 đến 350.000 VNĐ/ kg khô.

Bạn đọc có thể dễ dàng tìm mua dược liệu tại các cửa hàng đông y, hiệu thuốc, cửa hàng dược liệu hay thậm chí mua online. Tuy nhiên, để đảm bảo chất lượng dược liệu, an toàn cho sức khoẻ thì bạn nên tìm kiếm các địa chỉ uy tín.

Bài đọc thêm: Cây Lược Vàng Có Tác Dụng Gì? Cách Dùng Và Lưu Ý Khi Sử Dụng

Đẳng sâm Vietfarm chất lượng cao, uy tín hàng đầu hiện nay
Đẳng sâm Vietfarm chất lượng cao, uy tín hàng đầu hiện nay

Vậy đẳng sâm mua ở đâu thì đảm bảo chất lượng nhất hiện nay?

Trung tâm nghiên cứu và nuôi trồng dược liệu Quốc Gia Vietfarm là thương hiệu uy tín hàng đầu trong cung ứng dược liệu tại nước ta.

Hiện nay, Trung tâm Vietfarm đã đầu tư nuôi trồng hàng chục hecta đẳng sâm tại các tỉnh thành vùng núi phía Bắc như Lạng Sơn, Lào Cai, Hà Giang,… Dược liệu được nuôi trồng đạt tiêu chuẩn quốc tế GACP-WHO, đạt chuẩn hữu cơ, cam kết không sử dụng hoá chất, thuốc trừ sâu, thuốc kích thích sinh trưởng,…

Vào chính vụ, dược liệu được Trung tâm khai thác, tuyển chọn, sơ chế và đưa vào dây chuyền sấy thăng hoa công nghệ Nhật Bản. Đảm bảo dược liệu có độ khô đạt tiêu chuẩn, không ẩm mốc, không mối mọt, thời gian sử dụng lâu dài.

Đẳng sâm Vietfarm là hàng loại I chất lượng cao, được đóng gói đạt chuẩn, tích hợp mã QR với giá thành hợp lý. Đây là địa chỉ mua dược liệu uy tín mà bạn đọc có thể tham khảo lựa chọn.

Những lưu ý khi sử dụng đẳng sâm dược liệu

Mặc dù sở hữu nhiều tác dụng tốt cho sức khoẻ tuy nhiên trong quá trình sử dụng, bạn đọc phải chú ý những điều sau đây để đảm bảo an toàn nhất.

  • Mỗi ngày không dùng quá 63g dược liệu bởi có thể gây rối loạn nhịp tim, đem lại cảm giác khó chịu ở trước tim.
  • Khi sử dụng dược liệu không được kết hợp cùng với lê lô, không dùng chung với vị thuốc họ hắc. Trong quá trình sử dụng đẳng sâm không nên ăn kèm với hải sản, củ cải và trà xanh.
  • Dược liệu không phù hợp với người bị khí trệ hoả vượng, người không phải hư hàn mà có thực tà. Đối với phụ nữ đang có thai và trẻ em cần có sự cho phép của bác sĩ chuyên khoa trước khi dùng.
  • Trong quá trình sử dụng nếu cảm thấy khó chịu hay có những dấu hiệu bất thường cần ngưng dùng và đến ngay cơ sở y tế gần nhất để xử lý kịp thời.
  • Cần chú ý lựa chọn dược liệu chất lượng cao, mua tại đơn vị uy tín để đảm bảo an toàn.
  • Mặc dù được ví như “nhân sâm của người nghèo” nhưng dược liệu này không có tác dụng thay thế nhân sâm. Cần chú ý trong quá trình sử dụng và liều lượng.

Trên đây là những thông tin chi tiết về dược liệu đẳng sâm mà chuyên trang gửi đến bạn đọc. Hy vọng qua bài viết bạn đọc sẽ có thêm những kiến thức chuyên sâu về loại dược liệu quý để sử dụng cũng như kiêng kỵ, lưu ý để tốt nhất cho sức khoẻ.

Xem thêm

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tình trạng đau lưng được cải thiện đáng kể nếu bạn kiên trì sử dụng bài thuốc này
Cây Huyết Rồng: Đặc Điểm, Bài Thuốc, Giá Bán Và Lưu Ý Sử Dụng

Nội dung chínhThông tin chung về cây thuốc đẳng sâmĐặc điểm thực vật và hình ảnh cây đẳng sâmKhu vực phân bổ và phân loại...

Cây Nhân Trần Và Những Công Dụng Khó Ngờ Với Sức Khoẻ
Cây Nhân Trần Và Những Công Dụng Khó Ngờ Với Sức Khoẻ

Nội dung chínhThông tin chung về cây thuốc đẳng sâmĐặc điểm thực vật và hình ảnh cây đẳng sâmKhu vực phân bổ và phân loại...

Cây Lạc Tiên Trị Mất Ngủ Hiệu Quả Khó Ngờ - Cách Dùng Đơn Giản Từ Bác Sĩ 
Cây Lạc Tiên Trị Mất Ngủ Hiệu Quả – Cách Dùng Đơn Giản Từ Bác Sĩ 

Nội dung chínhThông tin chung về cây thuốc đẳng sâmĐặc điểm thực vật và hình ảnh cây đẳng sâmKhu vực phân bổ và phân loại...

Hoa Đu Đủ Đực Chữa Ho Cho Trẻ Em Có Hiệu Quả Không? Cách Làm Và Lưu Ý
Hướng Dẫn Cách Dùng Hoa Đu Đủ Đực Chữa Ho Cho Trẻ Em Hiệu Quả

Nội dung chínhThông tin chung về cây thuốc đẳng sâmĐặc điểm thực vật và hình ảnh cây đẳng sâmKhu vực phân bổ và phân loại...