Thoái Hóa Khớp Có Nguyên Nhân Do Đâu? Cách Điều Trị Tốt Nhất

5/5 - (2 bình chọn)

Thoái hóa khớp là chứng bệnh mãn tính, ảnh hưởng đến khả năng vận động và sức khỏe của người mắc. Bệnh thường kéo dài dai dẳng, khó có thể điều trị dứt điểm, tuy nhiên hoàn toàn có thể kiểm soát nếu phát hiện từ sớm. Để có biện pháp khắc phục phù hợp, bạn cần biết rõ nguyên nhân, triệu chứng cụ thể. Bài viết dưới đây sẽ thông tin chi tiết về chứng bệnh này, bạn đọc không nên bỏ qua.

Bệnh thoái hóa khớp là gì? Đối tượng nào dễ mắc tình trạng này?

Bệnh thoái hóa khớp tiếng anh gọi là Osteoarthritis hoặc Degenerative arthritis. Có thể hiểu, arthritis mô tả sự viêm khớp còn degenerative là thuật ngữ tiếng anh chỉ sự thoái hóa. Nhìn chung, có thể hiểu bệnh thoái hóa khớp là một dạng tổn thương sụn khớp và vùng xương dưới sụn

Cụ thể, lớp sụn khớp có biểu hiện thoái hóa và bào mòn, tình trạng này kéo dài gây nứt, rách rất nguy hiểm. Đồng thời, lớp xương dưới sụn cũng bị tổn thương, biến đổi cả về hình thái và cấu trúc. Phần đầu xương khớp thừa ra làm giảm độ bền, mật độ khoáng và gây nứt vỡ

Bệnh thoái hóa khớp - bệnh lý xương khớp mãn tính
Bệnh thoái hóa khớp – bệnh lý xương khớp mãn tính

Trường hợp nặng hơn, các khớp sụn có thể bị bào mòn đến mỏng, không thể che phủ đầu xương. Khi đó, người bệnh luôn cảm thấy đau đớn, khiến việc vận động trở nên khó khăn hơn. 

Bệnh thoái hóa khớp được xem là một dạng bệnh mãn tính, không thể trị dứt điểm mà chỉ có thể kiểm soát diễn tiến, triệu chứng. Bệnh này gặp phổ biến nhất ở người cao tuổi – đặc biệt sau 50 tuổi, khi khả năng sản sinh dịch sụn khớp giảm đáng kể. Không những thế, cơ thể người già ở độ tuổi này bắt đầu thoái hóa, xương khớp dễ nứt vỡ hơn. 

Do đó, người già cần được quan tâm nhiều hơn về chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt để cảnh giác với tình trạng bệnh này.

Nguyên nhân gây thoái hóa khớp

Bệnh thoái hóa khớp là tình trạng mất cân bằng nghiêm trọng giữa khả năng tổng hợp, phân hủy các chất vùng sụn khớp và xương dưới sụn. Nguyên nhân của tình trạng này là do sự thoái hóa và lão hóa theo thời gian. Ngoài ra còn một số yếu tố như:

  • Do yếu tố di truyền: Tuy xác suất do di truyền không cao nhưng thực tế cho thấy rằng, bệnh lý này có thể coi là bệnh “gia đình”. Nếu trong gia đình có bố, mẹ hoặc người thân bị thoái hóa khớp, nguy cơ mắc bệnh sau này sẽ cao hơn. 
  • Do tuổi tác: Bệnh thoái hóa thường gặp ở người lớn tuổi (phổ biến nhất sau 50 tuổi). Tuy nhiên, các đối tượng khác cũng không nên chủ quan cần có biện pháp phòng ngừa tình trạng này.
Tuổi tác là nguyên nhân chủ yếu gây bệnh này
Tuổi tác là nguyên nhân chủ yếu gây bệnh này
  • Do chấn thương: Thoái hóa khớp có thể gây ra bởi chấn thương sau tai nạn giao thông, tai nạn lao động,…
  • Do bệnh bẩm sinh: Một số bệnh lý bẩm sinh như gù, cong vẹo cột sống (dẫn đến sai lệch cấu trúc xương bẩm sinh) cũng có thể gây nguy cơ mắc bệnh. Trong thời gian trưởng thành, các mô sụn va chạm vào nhau khi di chuyển và gây bào mòn, tạo điều kiện cho bệnh phát triển.
  • Do thói quen sống: Một số thói quen không tốt trong cuộc sống như ngồi sai tư thế, ngồi hoặc đứng quá lâu (thường gặp ở nhân viên văn phòng). Người bệnh lười vận động, ít tập luyện thể thao, làm việc quá sức, thường xuyên bê vác nặng,…
  • Do chế độ ăn uống: Chế độ dinh dưỡng cũng ảnh hưởng tương đối nhiều tới bệnh lý xương khớp. Người bệnh ăn thiếu chất (canxi, kẽm) và thừa những chất không cần thiết (chất béo, cholesterol) làm tăng nguy cơ mắc bệnh
  • Do tình trạng thừa cân, béo phì: Theo đánh giá của chuyên gia y tế, trọng lượng cơ thể cũng tác động lên các mô sụn khớp, tăng nguy cơ mắc các bệnh lý về xương khớp

Để có hướng điều trị dứt điểm bệnh thoái hóa khớp, người bệnh phải xác định chính xác nguyên nhân gây bệnh. Từ đó, loại bỏ nguyên nhân kết hợp với điều trị triệu chứng mới cho kết quả khả quan trong kiểm soát bệnh. 

Triệu chứng nhận biết bệnh thoái hóa khớp theo giai đoạn

Bệnh thoái hóa khớp cũng tương tự như một số bệnh lý xương khớp khác, xuất hiện và diễn tiến theo các giai đoạn cụ thể. Mỗi giai đoạn có đặc điểm và mức độ bệnh biểu hiện khác nhau.

Thông thường bệnh lần lượt diễn tiến qua 4 giai đoạn với mức độ nghiêm trọng tăng dần, cụ thể như sau:

Giai đoạn 1 – Bệnh thoái hóa khớp chưa có biểu hiện rõ ràng

Bệnh ở giai đoạn này thường bắt đầu với tình trạng loãng xương ở đầu gối, mới chỉ ảnh hưởng nhẹ tới phần sụn khớp.

Bệnh ở giai đoạn khởi phát, các triệu chứng còn chưa rõ ràng và người bệnh ít khi nhận biết được bệnh ở giai đoạn này. 

  • Người bệnh chưa thấy đau nhức, chỉ khi đi lại quá nhiều, vận động nặng mới thấy hơi đau nhức ở khớp gối
  • Chụp X-quang không thấy dấu hiệu bất thường 

Giai đoạn 2 – Giai đoạn nhẹ của bệnh

Ở giai đoạn này, sụn khớp mới bị tổn thương thể nhẹ, chưa ảnh hưởng nhiều đến bao hoạt dịch nên hoạt động cung cấp dịch khớp vẫn diễn ra bình thường. Tuy nhiên, phần gai xương nhỏ bắt đầu hình thành và chạm vào mô khớp và gây ra một số biểu hiện nhẹ như:

  • Người bệnh cảm thấy nhức mỏi, cứng khớp, đặc biệt là khi mới ngủ dậy hoặc trời trở lạnh
  • Cơn đau âm ỉ và nhức mỏi tăng
  • Chụp X-quang thấy sụn khớp bắt đầu hao mòn, khe khớp và gai xương hẹp hơn bình thường
Chụp X-quang là cách tốt nhất để nhận biết mức độ thoái hóa
Chụp X-quang là cách tốt nhất để nhận biết mức độ thoái hóa

Giai đoạn 3 – Xuất hiện các tổn thương rõ nét hơn

Ở giai đoạn này, tổn thương sụn khớp bắt đầu diễn tiến rõ ràng và dễ nhận diện hơn. Các tình trạng viêm nhiễm ở mô khớp rõ nét hơn và chất lỏng hoạt dịch tiết ra nhiều hơn. Khi đó, các biểu hiện gây ra như sau:

  • Người bệnh có cảm giác đau và khó chịu rõ ràng khi vận động (chạy bộ, quỳ, uốn cong cơ thể,….)
  • Sưng đau các khớp, có thể sờ thấy
  • Chụp X – quang thấy sự hao mòn sụn khớp rõ ràng

Giai đoạn 4 – Bệnh thoái hóa khớp diễn tiến nặng

Giai đoạn nghiêm trọng nhất của bệnh thoái hóa khớp – khi các triệu chứng xuất hiện rõ ràng và nặng nề, khiến người bệnh khó chịu.

Ở giai đoạn này, khoảng cách giữa các xương thu hẹp (do sụn nứt vỡ) va chạm và gây đau. Cụ thể như sau:

  • Người bệnh đau nhức khó chịu, không thể đứng hoặc ngồi quá lâu
  • Khớp phát ra âm thanh lạ khi vận động, nghe rõ “lạo xạo” từ các khớp
  • Khó khăn trong việc thực hiện các cử động đơn giản (ví dụ như đá chân về trước, đưa tay lên cao,…)
  • Chụp X – quang thấy rõ sự hao mòn của đầu sụn khớp (một ít hoặc hoàn toàn)
  • Không điều trị ngay, xương còn có thể bị hao mòn do không đối xứng 

Ngoài các biểu hiện theo từng giai đoạn bệnh, ở vị trí thoái hóa khác nhau có thể xuất hiện những triệu chứng đặc trưng khác. Tốt nhất người bệnh nên đi thăm khám từ sớm để được bác sĩ chuyên khoa chẩn đoán chính xác nhất.

Biến chứng của bệnh thoái hóa khớp là gì? Có nguy hiểm không?

Bệnh thoái hóa khớp là tình trạng bệnh lý mãn tính, điều trị khó khăn và cần nhiều thời gian. Bệnh diễn tiến phức tạp, gây đau và suy nhược ở người mắc.

Theo thống kê, có đến 80% trường hợp mắc thoái hóa bị hạn chế trong một vài hoạt động và khoảng 25% các trường hợp gần như không thể hoạt động được. 

Bên cạnh các biến chứng gây đau, người bệnh có thể gặp một số biến chứng chung như sau:

  • Ảnh hưởng đến công việc: Các chứng đau xương khớp gây khó khăn cho người bệnh khi thực hiện công việc và sinh hoạt hàng ngày. Tuy nhiên, người bệnh có thể kiểm soát và điều chỉnh nên không có gì đáng ngại
  • Rối loạn giấc ngủ: Các cơn đau khiến người bệnh khó ngủ (do tình trạng cứng khớp gây khó chịu). Thiếu ngủ lâu ngày khiến cơ thể người bệnh suy nhược và ảnh hưởng đến sức khỏe chung
Bệnh lý này cản trở các hoạt động trong cuộc sống thường ngày
Bệnh lý này cản trở các hoạt động trong cuộc sống thường ngày
  • Gút: Bệnh lý ở khớp kéo dài dẫn đến tích tụ lượng natri urat – tạo các cơn đau cấp tính. Tình trạng này thường xuất hiện ở ngón chân cái.
  • Tăng cân: Bệnh thoái hóa khớp có thể gián tiếp gây ra tình trạng tăng cân. Do đau khớp, người bệnh hạn chế về khả năng vận động, cơ thể mất cân bằng về năng lượng nạp vào và đào thải ra ngoài. Tích lũy thừa năng lượng và gây tăng cân ở người bệnh
  • Lo âu, ảnh hưởng đến tinh thần: Khả năng vận động bị hạn chế một phần có thể ảnh hưởng đến đời sống tinh thần của người bệnh, lâu ngày dẫn đến căng thẳng, lo âu và trầm cảm
  • Vôi hóa sụn khớp: Chứng bệnh này gây ra bởi sự sản sinh tinh thể canxi trong sụn (thường xuất hiện ở đầu gối). Các biểu hiện rõ ràng nhất là cơn đau cấp tính ở vùng bị thoái hóa, người bệnh gần như đau đến mất ý thức
  • Một số biến chứng khác: Ngoài các biến chứng trên, người bệnh còn có thể gặp tình trạng như hoại tử  xương, chảy máu, nhiễm trùng khớp, tổn thương gân, tổn thương dây chằng,….

Các phương pháp chẩn đoán và điều trị bệnh thoái hóa khớp hiệu quả

Bệnh thoái hóa khớp là tình trạng mãn tính, việc điều trị khỏi hẳn rất khó và cần nhiều thời gian. Tuy nhiên, phát hiện và điều trị bệnh từ những giai đoạn đầu vẫn có thể kiểm soát đến 80% tình trạng bệnh.

Các biểu hiện đau nhức ở người bệnh sẽ cải thiện nhiều và người bệnh có thể sinh hoạt, vận động như một người khỏe mạnh

Chẩn đoán bệnh thoái hóa khớp như thế nào?

Đối với các bệnh lý về xương khớp nói chung, người bệnh cần đi khám bác sĩ chuyên khoa để được chẩn đoán đúng nhất về tình trạng, mức độ bệnh. Trước hết, bác sĩ có thể hỏi bệnh nhân một số câu hỏi cơ bản về tiền sử bệnh lý trước đây; tiền sử mắc bệnh của người thân; chế độ dinh dưỡng;…

Đi khám để được chẩn đoán chính xác nhất
Đi khám để được chẩn đoán chính xác nhất

Bên cạnh các biện pháp thăm khám lâm sàng thông thường, người bệnh thường phải thực hiện các xét nghiệm sau:

  • Chụp X-quang: Thông qua hình ảnh chụp X – quang, bác sĩ có thể xác định được giai đoạn của bệnh cũng như có phương án điều trị hợp lý (kiểm soát được các gai xương, mức độ tổn thương sụn khớp,…)
  • Chụp cộng hưởng từ (MRI): Nếu kết quả chụp X-quang chưa đủ căn cứ để bác sĩ đưa ra kết luận, người bệnh sẽ phải tiến hành chụp cộng hưởng từ (MRI). Đây là một dạng xét nghiệm hình ảnh nhìn rõ các tổn thương và cấu trúc mô mềm khác
  • Xét nghiệm máu: Xét nghiệm nhằm loại trừ và phân biệt các bệnh lý khác như gout; viêm khớp do rối loạn miễn dịch; viêm khớp dạng thấp;….

Uống thuốc Tây y điều trị bệnh thoái hóa khớp

Phương pháp Tây y ứng dụng trong điều trị bệnh thoái hóa khớp chủ yếu là các dạng thuốc giảm đau, kháng viêm, cải thiện các triệu chứng gây khó chịu ở người bệnh.

  • Thuốc giảm đau: Với tình trạng đau mức độ nhẹ và trung bình, người bệnh có thể sử dụng một số nhóm thuốc giảm đau thông dụng. Nhóm thuốc này tương đối an toàn, tuy nhiên nếu dùng quá liều có thể xuất hiện những tác dụng phụ nguy hiểm.
  • Thuốc chống viêm NSAID: Được chỉ định khi người bệnh không có đáp ứng với thuốc giảm đau thông thường. Người bệnh có thể sử dụng dạng thuốc bôi hoặc thuốc uống tùy theo mức độ bệnh. Nếu dùng theo đường uống, cần kiểm soát chặt chẽ do có thể ảnh hưởng đến tiêu hóa gây xuất huyết, rất nguy hiểm
Uống thuốc Tây y theo chỉ định của bác sĩ cải thiện biểu hiện bệnh
Uống thuốc Tây y theo chỉ định của bác sĩ cải thiện biểu hiện bệnh
  • Thuốc giảm đau gây nghiện: Nhóm thuốc này phù hợp với tình trạng bệnh gây đau trung bình đến nặng. Tuy nhiên, nhược điểm lớn nhất là có thể gây nghiện ở người bệnh do đó chỉ được sử dụng khi không thể áp dụng các loại thuốc khác.
  • Miếng dán Capsaicin: Thành phần hoạt chất chính Capsaicin có nguồn gốc chủ yếu từ ớt. Miếng dán sử dụng ngoài da tại khu vực có biểu hiện thoái hóa. Tác dụng giảm đau tương đối nhanh do hoạt chất trong thuốc nhanh chóng thẩm thấu qua da

Điều trị bệnh với phương pháp vật lý trị liệu

Điều trị bệnh thoái hóa khớp với phương pháp vật lý trị liệu cũng thường được áp dụng. Ưu điểm lớn nhất của phương pháp này là sự an toàn, không gây tác dụng phụ.

Để đạt hiệu quả trong điều trị, người bệnh thường phải kiên trì và duy trì một thời gian dài. 

Một số biện pháp vật lý trị liệu bác sĩ thường chỉ định cho người bệnh như sau:

  • Xoa bóp điều trị: Biện pháp dùng lực ở ngón tay để day và xoa bóp những khu vực bị tổn thương khớp. Liệu pháp giúp kích thích quá trình tuần hoàn máu, nâng cao độ dẻo dai của cơ thể. Các biểu hiện đau đớn ở người bệnh cũng cải thiện nhiều khi áp dụng phương pháp này
  • Nẹp khớp:Trong một số trường hợp đặc biệt, bác sĩ có thể chỉ định người bệnh sử dụng nẹp cố định khớp. Người bệnh sẽ phải giữ nẹp trong một thời gian dài theo yêu cầu của bác sĩ để hạn chế hoạt động và ảnh hưởng đến các khớp xương
  • Điện/Nhiệt trị liệu: Dùng dòng điện và nhiệt độ tác động lên khu vực khớp bị tổn thương. Qua quá trình điều trị, tình trạng viêm nhiễm và sưng đau khớp cải thiện đáng kể

Phẫu thuật điều trị bệnh thoái hóa khớp – Có dứt điểm không?

Phẫu thuật được coi là phương pháp cuối cùng được chỉ định khi các biện pháp khác không đem lại hiệu quả. Ngoài ra, một số tình trạng nặng, khớp có biểu hiện xê dịch hoặc biến dạng, người bệnh cũng có thể phải phẫu thuật. 

Các can thiệp ngoại khoa thường được chỉ định gồm có: 

  • Phẫu thuật chỉnh hình: Chỉ định cho những người có tình trạng biến dạng khớp hoặc ngăn ngừa biến dạng khớp. Phẫu thuật thực hiện với mục đích ổn định cấu trúc xương
  • Loại bỏ gai xương: Bệnh thoái hóa khớp hình thành các gai xương – nguyên nhân chủ yếu gây đau nhức và sưng viêm. Sau khi thực hiện thủ thuật này, triệu chứng bệnh ở người mắc cải thiện nhiều và các chuyển động của khớp cũng trở lại bình thường 
  • Phẫu thuật thay thế khớp: Thay thế khớp bị viêm, tổn thương bằng khớp mới hoàn toàn (khớp nhân tạo). Phương pháp này tiềm ẩn nhiều rủi ro và phức tạp hơn hai phương pháp trên. Do đó, chỉ được sử dụng khi người bệnh không đáp ứng với bất kỳ phương pháp điều trị nào.

Điều trị bằng phương pháp phẫu thuật nói chung tuy hiệu quả tương đối cao, kiểm soát tốt các triệu chứng bệnh nhưng tiềm ẩn nhiều rủi ro trong và sau phẫu thuật. Bệnh nhân nên đi khám và cân nhắc kỹ lưỡng trước khi quyết định tiến hành phẫu thuật

Bài tập cho người thoái hóa khớp

Luyện tập các bài tập tại nhà giúp người bệnh cải thiện tình trạng bệnh thoái hóa khớp tương đối hiệu quả. Bộ môn yoga là phù hợp nhất với người có vấn đề về xương khớp. Các bài tập nhẹ nhàng giúp tăng cường độ dẻo dai và linh hoạt hơn khả năng vận động của cơ thể.

Các bài tập yoga cho người bệnh cải thiện tình trạng thoái hóa
Các bài tập yoga cho người bệnh cải thiện tình trạng thoái hóa

Người bệnh có thể tham khảo một số bài tập yoga sau:

  • Luyện tập với bài tập núi: Người bệnh thực hiện đơn giản với tư thế đứng thẳng, mắt nhìn về phía trước, ngón tay hướng xuống dưới và hóp bụng lại. Nâng cao tay theo phương thẳng đứng từ dưới lên trên. Hai bàn tay chắp vào nhau, đầu hơi ngả ra sau và giữ nguyên khoảng 5s
  • Bài tập với tư thế chiến binh: Vào vị trí chuẩn bị, hai chân bước cách nhau khoảng 1 sải chân. Hai tay giơ ngang, bàn tay úp xuống, chân trước hướng mũi thẳng phía trước, bàn chân sau duỗi thẳng xoay ngang. Hạ tay và thân người về phía chân trước sao cho đầu gối tạo một góc 90 độ. Giữ tư thế khoảng 1 phút rồi đổi sang chân còn lại.

Để việc luyện tập hiệu quả nhất, người bệnh nên lựa chọn các lớp tập yoga chuyên nghiệp dành cho người bị thoái hóa khớp.

Người bệnh bị bệnh thoái hóa khớp nên ăn gì, kiêng gì?

Việc điều trị chỉ có hiệu quả nhanh khi người bệnh chủ động kiêng khem và ăn uống đảm bảo dinh dưỡng. Cụ thể, cần chú ý chế độ ăn như sau:

  • Bổ sung thực phẩm giàu vitamin C,D,K: Nhóm vitamin này rất giàu trong rau củ quả, tốt cho sức đề kháng và nâng cao chất lượng sụn khớp
  • Bổ sung thực phẩm giàu beta carotene: Nhóm thực phẩm có tác dụng chống oxy hóa mạnh mẽ, chứa nhiều trong khoai lang, củ cải, cà chua, mùi tây,…
  • Bổ sung thêm cá hồi vào bữa ăn: Thành phần cá hồi giàu omega-3, rất tốt cho các bệnh lý về xương khớp. Sử dụng thường xuyên giúp cải thiện tình trạng căng cứng các cơ khớp
Dầu oliu rất cần thiết cho người mắc các chứng xương khớp
Dầu oliu rất cần thiết cho người mắc các chứng xương khớp
  • Thay thế lượng dầu ăn bằng dầu oliu: Hoạt chất Oleocanthal trong dầu oliu rất tốt cho người bệnh có biểu hiện thoái hóa khớp.
  • Kiêng nhóm thực phẩm nhiều đường: Có thể khiến tình trạng sưng viêm các khớp nặng hơn nếu dùng quá nhiều
  • Hạn chế đồ ăn mặn, nhiều muối: Lượng muối khi vào cơ thể tích tụ ở khớp, gây đau và nghiêm trọng hơn tình trạng bệnh 
  • Hạn chế nhóm thực phẩm nhiều bơ sữa: Nhóm thực phẩm này thúc đẩy kết dính tiểu cầu, tăng cảm giác đau nhức ở xương khớp. Ngoài ra, nhóm thực phẩm này cũng không tốt cho sức khỏe chung nên cũng cần hạn chế 

Biện pháp phòng ngừa bệnh thoái hóa khớp ở mọi đối tượng

Bệnh thoái hóa khớp là tình trạng bệnh lý mãn tính, ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng vận động và sự linh hoạt của cơ thể. Do đó, thực hiện các biện pháp phòng ngừa là điều cần thiết, cụ thể:

  • Hạn chế đứng quá lâu hoặc ngồi quá lâu. Nếu tính chất công việc bắt buộc ngồi nhiều, thi thoảng nên đứng dậy vận động, tập thể dục nhẹ nhàng
  • Ngồi thẳng lưng, đúng tư thế. Hạn chế ngồi co chân, gù lưng
  • Nằm ngủ thay đổi tư thế, hạn chế nằm lệch về một phía quá lâu
  • Tập luyện thể thao thường xuyên, tạo thói quen hoạt động cho các khớp và ngăn ngừa tình trạng thoái hóa
  • Hạn chế bê vác nặng
Chủ động thực hiện các biện pháp ngăn ngừa để phòng tránh bệnh lý về xương khớp
Chủ động thực hiện các biện pháp ngăn ngừa để phòng tránh bệnh lý về xương khớp
  • Xây dựng chế độ dinh dưỡng phù hợp, bổ sung đầy đủ dinh dưỡng tốt cho xương khớp
  • Không sử dụng rượu bia, đồ uống có cồn và các chất kích thích khác khi mắc bệnh
  • Kiểm soát cân nặng, ăn uống điều độ và sinh hoạt phù hợp
  • Đi khám sớm nếu có các biểu hiện và điều trị theo đúng phác đồ mà bác sĩ đã chỉ đình

Bệnh thoái hóa khớp là một bệnh lý xương khớp phổ biến ở người cao tuổi. Để ngăn ngừa tình trạng thoái hóa nhanh và diễn tiến trầm trọng, người bệnh nên đi thăm khám sớm và điều trị theo chỉ định của bác sĩ (nếu cần). Chủ động thay đổi chế độ sinh hoạt và dinh dưỡng giúp cải thiện các cơn đau nhức nhanh chóng.

ĐỪNG BỎ LỠ

Xem thêm

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Điều trị bằng thuốc Đông y giúp tình trạng thoái hóa khớp cải thiện nhanh chóng
Cách Điều Trị Thoái Hóa Khớp Gối Bằng Thuốc Đông Y Hiệu Quả Nhất

Nội dung chínhBệnh thoái hóa khớp là gì? Đối tượng nào dễ mắc tình trạng này?Nguyên nhân gây thoái hóa khớpTriệu chứng nhận biết bệnh...

Ăn gì để tạo dịch khớp? DS các thực phẩm giúp sản sinh dịch khớp
Ăn Gì Để Tạo Dịch Khớp? 7 Thực Phẩm Giúp Sản Sinh Dịch Tốt Nhất

Nội dung chínhBệnh thoái hóa khớp là gì? Đối tượng nào dễ mắc tình trạng này?Nguyên nhân gây thoái hóa khớpTriệu chứng nhận biết bệnh...

Thoái Hóa Khớp Gối Có Nên Đi Bộ Không? [Giải Đáp Chi Tiết]
Thoái Hóa Khớp Gối Có Nên Đi Bộ Không? [Giải Đáp Chi Tiết]

Nội dung chínhBệnh thoái hóa khớp là gì? Đối tượng nào dễ mắc tình trạng này?Nguyên nhân gây thoái hóa khớpTriệu chứng nhận biết bệnh...

TOP 5 loại thuốc tăng chất nhờn cho khớp của Nhật
Top 5 Loại Thuốc Tăng Chất Nhờn Cho Khớp Của Nhật Tốt Nhất

Nội dung chínhBệnh thoái hóa khớp là gì? Đối tượng nào dễ mắc tình trạng này?Nguyên nhân gây thoái hóa khớpTriệu chứng nhận biết bệnh...