Bệnh Chàm Khô: Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Một Số Các Chữa Trị

5/5 - (5 bình chọn)

Chàm khô là một dạng bệnh chàm (Eczema) phổ biến bậc nhất hiện nay. Bệnh da liễu này thường xuất hiện và diễn tiến nặng khi độ ẩm cần thiết của làn da không được bảo đảm, từ đó gây ra nhiều vấn đề, biến chứng nghiêm trọng khác. Tuy nhiên, không nhiều người thực sự nắm rõ những thông tin cơ bản để nhận biết triệu chứng, điều trị và phòng tránh tình trạng da liễu này.

Bệnh chàm khô là gì?

Chàm khô là một dạng của bệnh chàm, thường khởi phát khi lớp sừng keratin của da không được đáp ứng đủ nước. Tình trạng này sẽ khiến cho cấu trúc da bị thay đổi, mất đi sự cân bằng. Từ đó có thể làm phát sinh các triệu chứng ngoài da như khô da, bong tróc, trầy xước và rớm máu. Căn bệnh này có thể xuất hiện tại nhiều vị trí da trên cơ thể. Nhưng phổ biến nhất vẫn là bệnh chàm khô.

Chàm khô thường xảy ra do làn da thiếu nước
Chàm khô thường xảy ra do làn da thiếu nước

Bệnh lý này có thể xuất hiện ở bất cứ đối tượng nào, kể cả người lớn và trẻ em. Nếu không sớm phát hiện và điều trị đúng cách, bệnh rất dễ tái phát và trở thành mãn tính.

Nguyên nhân bị chàm khô

Có rất nhiều nguyên nhân gây bệnh chàm khô, dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến:

Di truyền: Yếu tố này ảnh hưởng đến sự khởi phát của rất nhiều bệnh lý, trong đó có các bệnh về da như chàm khô. Yếu tố di truyền của bệnh chàm khô liên quan đến sự thiếu hụt hoạt chất filaggrin. Đây là một trong những thành phần có tác dụng dưỡng ẩm tự nhiên cho làn da. Nếu bố mẹ hoặc người thân mắc phải căn bệnh da liễu thì tỷ lệ con cái mắc phải căn bệnh này là 50%.

Dị ứng: Bệnh lý này có liên quan đến một số yếu tố dị ứng như:

  • Thời tiết: Sự thay đổi thất thường của nhiệt độ cũng như độ ẩm cũng rất dễ khiến làn da bị ảnh hưởng. Bệnh chàm khô rất dễ khởi phát trong những ngày thời tiết hanh khô, lạnh, độ ẩm thấp. 
  • Thực phẩm: Các loại thực phẩm như tôm, cá, hải sản, trứng, sữa,… là nhóm thực phẩm có thể gây kích ứng và khiến triệu chứng của bệnh nặng nề hơn.
  • Hóa mỹ phẩm: Sản phẩm chăm sóc da, các chất tẩy rửa mạnh,… có thể khiến da của người bệnh bị kích ứng khi tiếp xúc.
  • Rối loạn trao đổi chất: Nhất là tình trạng rối loạn ngay trên lớp biểu bì sẽ tác động xấu đến làn da. Sự rối loạn trao đổi chất thường ảnh hưởng đến hàng rào tạo lipid trên da. Điều này khiến cho da dễ bị khô dẫn đến tổn thương trên bề mặt da.
  • Tính chất da và cơ địa: Đây cũng là một trong những nguyên nhân chính gây ảnh hưởng đến sự khởi phát của bệnh. Những người bị rối loạn tiết bã nhờn thường có làn da khô, nhạy cảm và dễ mắc bệnh.
Có rất nhiều nguyên nhân gây bệnh chàm khô
Có rất nhiều nguyên nhân gây bệnh chàm khô

Ngoài ra, các yếu tố sau đây cũng có thể thúc đẩy quá trình khởi phát bệnh chàm khô:

  • Do vi khuẩn tác động.
  • Chăm sóc da không đúng cách.
  • Tiếp xúc với môi trường ô nhiễm, nhiều khói bụi, khói thuốc, hóa chất,…
  • Làm việc quá sức, thường xuyên căng thẳng mệt mỏi khiến sức đề kháng bị suy giảm.
  • Tác động của các bệnh lý khác như viêm da dị ứng, viêm da tiết bã.

Triệu chứng bệnh chàm khô

Thông thường bệnh chàm khô thường có các triệu chứng không rõ ràng ở giai đoạn đầu. Chính điều này đã khiến người bệnh chủ quan không thăm khám điều trị ngay từ đầu. Tuy nhiên các bác sĩ chuyên khoa cho biết bệnh chàm khô thường có các biểu hiện sau đây:

  • Trên da xuất hiện những mảng đỏ rải rác trên bề mặt.
  • Mảng đỏ có thể lây lan dần sang khu vực khác và gây ra tình trạng khô da, ngứa ngáy khó chịu.
  • Da rất dễ bị nứt nẻ, bong tróc thành từng mảng trên bề mặt.
  • Nhiều vùng da nứt nẻ có thể bị rỉ máu gây đau rát, nhiễm trùng. 
  • Đôi khi xuất hiện cả những mụn trắng li ti.
  • Mụn li ti có thể phát triển thành mụn nước và vỡ ra thành dịch.
Triệu chứng của bệnh chàm khô xuất hiện khá rõ ràng trên da
Triệu chứng của bệnh chàm khô xuất hiện khá rõ ràng trên da

Bệnh chàm khô thường dễ khởi phát tại các vùng da thường xuyên tiếp xúc với chất tẩy rửa và không khí bên ngoài như vùng mặt, da chân, da tay.

Cách chữa bệnh chàm khô ở tay hiệu quả nhất

Khi phát hiện ra các triệu chứng của bệnh chàm khô, bạn cần sớm thăm khám để có phương pháp điều trị kịp thời. Bởi nếu không được điều trị sớm và đúng cách, bệnh có thể phát triển sang giai đoạn bội nhiễm. Lúc này bệnh không những khó điều trị còn dễ phát sinh ra nhiều biến chứng nguy hiểm. 

Dựa vào cơ địa và tình trạng bệnh của mỗi người mà bác sĩ sẽ đưa ra những hướng điều trị khác nhau. Một số phương pháp điều trị người bệnh có thể áp dụng như sau:

Sử dụng thuốc Tây y điều trị bệnh chàm khô

Một số loại thuốc Tây y được sử dụng trong điều trị bệnh chàm khô bao gồm:

  • Thuốc có chứa hydrocortisione: Thường được sử dụng với mục đích làm giảm tình trạng viêm ngứa.
  • Corticosteroids: Làm giảm nhanh các triệu chứng ngứa ngáy, đau rát hay viêm nhiễm do bệnh gây ra.
  • Thuốc kháng histamine: Thuốc được sử dụng khi có các yếu tố dị ứng khiến triệu chứng ngứa ngáy của bệnh nặng nề thêm.
  • Thuốc sát trùng, kháng sinh bôi ngoài da: Được dùng trong trường hợp da bị khô nứt, có rỉ máu hay nhiễm khuẩn…
  • Sử dụng sản phẩm dưỡng ẩm: Các sản phẩm dưỡng ẩm sẽ làm giảm thiểu tình trạng khô nứt hay bong tróc bề mặt, giúp từ từ đẩy lùi các triệu chứng. 
  • Hồ nước: Được sử dụng khi bệnh chàm khô mới xuất hiện các triệu chứng nhẹ. Hồ nước giúp làm mát da và dịu đi những cơn ngứa. Khi kết hợp với các loại thuốc khác sẽ giúp bệnh được điều trị dứt điểm.

Xem thêm

Các loại thuốc bôi da được sử dụng phổ biến trong điều trị bệnh chàm khô
Các loại thuốc bôi da được sử dụng phổ biến trong điều trị bệnh chàm khô

Lưu ý khi dùng thuốc Tây y điều trị bệnh chàm khô:

  • Dùng đúng thời gian, liều lượng và tần suất mà bác sĩ chỉ định.
  • Đối với nhóm thuốc dạng bôi chỉ nên bôi một lớp mỏng.
  • Tuyệt đối không tự ý mua thuốc và ngưng dùng thuốc khi chưa có sự đồng ý của bác sĩ.
  • Tránh thay đổi liều lượng hay tần suất dùng thuốc.
  • Chủ động thông báo với bác sĩ nếu việc dùng thuốc không mang lại hiệu quả như mong muốn. 
  • Bạn nên trao đổi với bác sĩ để được tư vấn về loại sản phẩm phù hợp. Tránh tự ý dùng bất cứ sản phẩm nào bởi có thể sẽ gây kích ứng da và khiến bệnh nghiêm trọng thêm.

Sử dụng thuốc Đông y

Một cách trị chàm khô khác mà người bệnh không nên bỏ qua đó là sử dụng thuốc Đông y. Phương pháp này có ưu điểm là an toàn, lành tính, cho hiệu quả tốt, thuốc điều trị từ tận căn nguyên gốc rễ của bệnh, nhằm tránh bệnh tái phát. Hiện nay, nhiều người sử dụng thuốc Đông y điều trị viêm da cơ địa, chàm, hắc lào, vảy nến, á sừng,… và đã cho thấy hiệu quả rất thành công. Một số bài thuốc người bệnh có thể áp dụng như sau.

Thuốc chữa chàm khô ở thể thấp nhiệt

  • Biểu hiện: Người bệnh xuất hiện các vùng da bị tổn thương nhẹ, mẩn đỏ, mụn nước gây ngứa rát và chảy nước vàng.
  • Nguyên liệu: Trần bì 8g, hậu phác phục linh 12g, trư linh 12g, bạch tiễn bì 12g, nhân trần 20g, trạch tả 16g. 
  • Cách dùng: Cho các nguyên liệu trên vào sắc cùng 6 bát nước cho đến khi còn 2 bát. Uống ngay khi còn ấm để đạt kết quả cao nhất.
Dùng thuốc Đông y trị chàm khô là phương pháp được nhiều người bệnh quan tâm
Dùng thuốc Đông y trị chàm khô là phương pháp được nhiều người bệnh quan tâm

Thuốc chữa chàm khô ở thể phong nhiệt

  • Biểu hiện: Vùng da bệnh xuất hiện nhiều mụn nước, bong tróc da. Lâu ngày da có thể bị lở loét, chảy máu, dễ gây viêm nhiễm nghiêm trọng.
  • Nguyên liệu: Khổ sâm, mộc thông, ngưu bàng tử, phòng phong, huyền thoái, sinh địa, thạch cao và tri mẫu. 
  • Cách dùng: Trộn tất cả các nguyên liệu trên vào và tán thành bột mịn, mỗi lần uống khoảng 8 – 10g với 300ml nước ấm. Ngày uống 2 lần vào buổi sáng và tối, sau khoảng 2 tuần bạn sẽ thấy bệnh có sự chuyển biến tốt.

Bài thuốc Thanh bì dưỡng can thang

  • Thành phần: Đan sâm, dạ dao đằng, sa sâm, thổ phục linh, quế chi, bạch linh, kê huyết đằng.
  • Công dụng: Giúp điều trị bệnh từ căn nguyên gốc rễ bên trong, giải độc, tiêu viêm, ổn định cơ địa, chống dị ứng.
  • Cách sử dụng: Người bệnh nên pha thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ, ngày uống 2 lần sáng và tối uống sau ăn 30 phút. Nên kết hợp với thuốc bôi và thuốc ngâm rửa để đạt hiệu quả điều trị tốt nhất. 

Bài thuốc An bì thang

  • Thành phần: Bồ công anh, vỏ gạo, hạ khô thảo, hồng hoa, đơn đỏ, khổ sâm, kim ngân cành, ké đầu ngựa, tơ hồng xanh, sinh địa,…
  • Công dụng: Điều trị các yếu tố gây bệnh từ bên trong, giúp thanh nhiệt, giải độc, trừ thấp, dưỡng huyết, cải thiện chức năng gan thận, nâng cao hệ miễn dịch, giúp bệnh nhân ăn ngủ tốt, ổn định cơ địa.
  • Cách sử dụng: Hòa tan thuốc với nước sôi, uống ngay lúc còn ấm. Người lớn nên uống từ 2-4 viên/ngày, trẻ em dưới 12 tuổi uống 1 viên/ngày, nên uống sau bữa ăn 30 phút. Người bệnh nên kết hợp cùng thuốc bôi và thuốc ngâm rửa theo hướng dẫn của bác sĩ.
Bài thuốc An bì thang có tác dụng điều trị bệnh từ gốc rễ
Bài thuốc An bì thang có tác dụng điều trị bệnh từ gốc rễ

Áp dụng mẹo dân gian để chữa chàm khô

Người bệnh có thể áp dụng các cách chữa bệnh chàm khô bằng mẹo dân gian. Phương pháp này được đánh giá là an toàn, lành tính, tận dụng được nguồn nguyên liệu giá rẻ, dễ kiếm. Một số phương pháp người bệnh có thể tham khảo như sau:

Cách điều trị bệnh chàm khô bằng lá trầu không

Trong thành phần của lá trầu không có chứa rất nhiều dược chất tốt cho sức khỏe như: Betel phenol, cineol, chavicol, eugenol, vitamin và axit amin…. Các dưỡng chất này kết hợp với nhau sẽ tạo ra một loại kháng sinh tự nhiên, giúp sát khuẩn cực mạnh và ức chế sự phát triển của các loại nấm, vi khuẩn gây bệnh.

Nguyên liệu: 6 – 7 lá trầu không bánh tẻ.

Cách thực hiện:

  • Lá trầu không rửa sạch với nước, sau đó vò nát nhẹ.
  • Đun sôi 2 lít nước rồi thả lá trầu vào và đun tiếp khoảng 10 phút nữa.
  • Để nước nguội bớt rồi đổ nước ra một cái chậu nhỏ, ngâm rửa vùng da bị chàm khoảng 15 phút rồi lau khô.
  • Mỗi ngày thực hiện 1 lần, sau khoảng 1 tuần bạn sẽ thấy hiệu quả điều trị rõ rệt.

Cách trị chàm khô tại nhà bằng lá sim

Lá sim trong y học cổ truyền là một vị thuốc có tính sát khuẩn kháng viêm cực mạnh. Người bệnh sử dụng loại lá này sẽ giúp xoa dịu nhanh hiện tượng viêm loét, ngứa ngáy do bệnh chàm gây ra. Đồng thời trong lá sim có nhiều hoạt chất có khả năng làm lành các vết thương trên bề mặt da nhanh chóng.

Cách chữa bệnh chàm khô bằng lá sim hiện đang rất phổ biến
Cách chữa bệnh chàm khô bằng lá sim hiện đang rất phổ biến

Nguyên liệu: 300g lá sim.

Cách thực hiện:

  • Lá sim đem rửa sạch và ngâm với nước muối loãng trong khoảng 15 phút để làm sạch tạp chất.
  • Đun sôi với 2 lít nước trong lửa nhỏ, đến khi tạo thành hỗn hợp đặc sánh như cao lỏng thì tắt bếp.
  • Vệ sinh sạch sẽ vùng da bị chàm khô rồi dùng tăm bông bôi cao sim lên.
  • Thực hiện mỗi ngày 1 – 2 lần để có kết quả tốt nhất.
  • Hỗn hợp này có thể bảo quản trong lọ thủy tinh để dùng dần.

Chữa bệnh chàm khô bằng tinh dầu dừa

Đây là cách điều trị chàm khô khá phổ biến trong dân gian. Với thành phần chính là vitamin E cùng nhiều loại axit béo, dầu dừa có tác dụng dưỡng ẩm, làm mềm mịn da, giảm ngứa ngáy cho các vùng da bị khô. Khi bôi dầu dừa lên các vùng da bị chàm khô sẽ giúp các tế bào bị sừng hóa mềm ra, không gây viêm nhiễm, chảy máu. Cách thực hiện này khá đơn giản nhưng đem lại hiệu quả cao, được nhiều người áp dụng rộng rãi trong điều trị các bệnh da liễu như dầu dừa trị hắc lào, chàm, viêm da cơ địa, viêm nang lông,…

Sử dụng dầu dừa chữa bệnh chàm khô ở tay
Sử dụng dầu dừa chữa bệnh chàm khô ở tay

Nguyên liệu: Dầu dừa tự nhiên.

Cách thực hiện:

  • Làm sạch vùng da bị chàm khô bằng nước ấm sau đó lau khô bằng khăn mềm.
  • Dùng tăm bông thoa một lớp dầu dừa lên vùng da bị chàm. Đồng thời massage nhẹ nhàng để các dưỡng chất thấm sâu hơn.
  • Mỗi ngày bạn nên thực hiện khoảng 2-3 lần để kiểm soát tốt bệnh.
  • Để lưu lại trên da và không cần rửa lại với nước.

Nha đam có tác dụng chữa chàm khô

Nha đam là loại cây thường được sử dụng nhiều trong điều trị các bệnh da liễu, trong đó có bệnh chàm khô. Bộ phận được sử dụng là phần thịt và gel nha đam ở bên trong. Gel nha đam chứa nhiều nước, vitamin và khoáng chất, có tác dụng dưỡng ẩm, giảm sưng viêm, kích ứng và ngăn ngừa sừng hóa…

Nguyên liệu: Lá nha đam.

Cách thực hiện:

  • Dùng 1 nhánh lá nha đam, tách bỏ lớp vỏ xanh, rửa sạch phần thịt nha đam. 
  • Rửa sạch vùng da cần điều trị, sau đó đắp phần gel nha đam lên.
  • Giữ nguyên trên da trong vòng 20 phút rồi dùng nước sạch rửa lại. 
  • Thực hiện mỗi ngày 2-3 lần để đạt được hiệu quả trị bệnh chàm tốt nhất.
Nếu da mặt bị chàm khô, người bệnh có thê dùng nha đam để khắc phục
Nếu da mặt bị chàm khô, người bệnh có thê dùng nha đam để khắc phục

Điều trị chàm khô bằng các bài thuốc dân gian tự nhiên vừa an toàn lại mang đến hiệu quả cao, giúp bảo vệ da tốt hơn. Tuy nhiên, những mẹo dân gian này chỉ có tác dụng trong những trường hợp bệnh chàm ở thể nhẹ, chưa viêm nhiễm. Đồng thời dược chất  có trong những nguyên liệu này cũng không đủ mạnh, đòi hỏi người bệnh phải kiên trì.

Lưu ý trong quá trình chữa trị bệnh chàm khô

Ngoài việc tuân thủ các phác đồ điều trị từ bác sĩ, bạn cần chú ý đến các biện pháp chăm sóc cũng như phòng ngừa bệnh. Điều này không chỉ giúp rút ngắn thời gian trị liệu mà còn ngăn ngừa nguy cơ tái phát bệnh.

Dưới đây là một số lời khuyên rất hữu ích khi bạn đang sống chung với bệnh chàm khô:

  • Vệ sinh da đúng cách, người bệnh tuyệt đối không nên tắm bằng nước quá nóng. Nhiệt độ cao rất dễ khiến tình trạng khô da và bong tróc trở nên nghiêm trọng hơn. Thay vào đó, bạn dùng nước có độ ấm vừa phải, tắm trong khoảng từ 10 phút là thích hợp.
  • Người bệnh nên sử dụng các loại kem dưỡng ẩm da có tính chất dịu nhẹ, nhất là trong những ngày thời tiết hanh khô, lạnh lẽo. 
  • Tránh tình trạng cào gãi, chà xát trên bề mặt da bởi rất dễ khiến cho những tổn thương càng nặng nề thêm.
  • Không dùng các sản phẩm vệ sinh da có chất tẩy rửa mạnh bởi rất dễ gây kích ứng khi da đang bị tổn thương.
  • Tuyệt đối không mặc quần áo ẩm ướt, bó sát gây bí bách. Thay vào đó bạn nên chọn các loại quần áo với chất liệu thoáng mát. 
  • Hạn chế tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời, nên dùng kem chống nắng và che chắn kỹ mỗi khi ra ngoài.
  • Nên ăn những thực phẩm giàu vitamin và omega-3 để giữ độ ẩm tự nhiên cho da. Đồng thời cần bổ sung cho cơ thể ít nhất 2 lít nước mỗi ngày.
  • Không sử dụng đồ ăn nhiều muối, đường, dầu mỡ, rượu bia, chất kích thích… Bởi chúng rất dễ gây rối loạn chuyển hóa trong cơ thể. Điều này làm ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình tái tạo tế bào da.

Trên đây là một số thông tin về bệnh chàm khô, nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả nhất. Mặc dù đây không phải là một bệnh da liễu quá nghiêm trọng nhưng lại gây mất thẩm mỹ và làm ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt của người bệnh. Do đó bạn nên chủ động đến gặp bác sĩ để được thăm khám càng sớm càng tốt, tránh để bệnh ngày càng nghiêm trọng hơn.

Xem thêm

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bị chàm khi mang thai và các giải pháp điều trị an toàn
Bị Chàm Khi Mang Thai: Nguyên Nhân, Triệu Chứng, Cách Chữa Trị

Nội dung chínhBệnh chàm khô là gì?Nguyên nhân bị chàm khôTriệu chứng bệnh chàm khôCách chữa bệnh chàm khô ở tay hiệu quả nhấtSử dụng...

Hình ảnh bệnh chàm đồng tiền
Bệnh Chàm Đồng Tiền Là Gì? Làm Sao Phát Hiện Và Điều Trị?

Nội dung chínhBệnh chàm khô là gì?Nguyên nhân bị chàm khôTriệu chứng bệnh chàm khôCách chữa bệnh chàm khô ở tay hiệu quả nhấtSử dụng...

Trẻ sơ sinh 2-3 tháng tuổi thường xuyên mắc bệnh này
Bệnh Chàm Thể Tạng: Nguyên Nhân, Biểu Hiện, Cách Xử Lý An Toàn

Nội dung chínhBệnh chàm khô là gì?Nguyên nhân bị chàm khôTriệu chứng bệnh chàm khôCách chữa bệnh chàm khô ở tay hiệu quả nhấtSử dụng...

Bệnh chàm có lây không
Bệnh Chàm Có Lây Không? Những Lưu Ý Trong Việc Điều Trị Bệnh

Nội dung chínhBệnh chàm khô là gì?Nguyên nhân bị chàm khôTriệu chứng bệnh chàm khôCách chữa bệnh chàm khô ở tay hiệu quả nhấtSử dụng...