Đầu Gối Nhức Mỏi Thường Xuyên Do Đâu, Làm Sao Chữa Trị?

5/5 - (1 bình chọn)

Đầu gối nhức mỏi là triệu chứng thường gặp khi bạn bị mắc các bệnh về xương khớp. Tình trạng này gặp nhiều ở những người cao tuổi hoặc người trung niên. Khi bị đau nhức mỏi gối, bạn cần đi khám để được xác định chính xác tình trạng bệnh và có hướng điều trị kịp thời, tránh những ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như khả năng vận động.

Đầu gối nhức mỏi thường xuyên là do bệnh gì?

Theo cấu tạo, đầu gối là cầu nối của xương đùi, xương bánh chè và xương cẳng chân, có nhiệm vụ nâng đỡ cả trọng lượng của cơ thể vì thế đây là bộ phận rất dễ bị tổn thương.

Khi các tế bào sụn của đầu gối bị tổn thương, lớp sụn bao bọc mặt khớp gối bị mòn dần dẫn đến thô ráp và các đầu xương cọ xát nhiều với nhau. Tình trạng này gây ra cảm giác đầu gối nhức mỏi thường xuyên, kèm theo triệu chứng sưng viêm khớp gối. 

Khi đầu gối nhức mỏi thường xuyên, đây có thể là biểu hiện của một số bệnh lý về xương khớp. Theo đó, người bệnh có thể mắc một số căn bệnh dưới đây:

  • Thoái hóa khớp gối: Là một trong những bệnh lý gây mỏi đầu gối thường gặp nhất. Khi bệnh nhân mắc bệnh thoái hóa khớp gối, các lớp sụn sẽ bị ăn mòn gây ra cảm giác tê bì, đau nhức và phát ra tiếng kêu lạo xạo khi di chuyển.
  • Bệnh gout: Khi axit uric trong máu vượt ngưỡng hàm lượng cho phép, bạn sẽ có nguy cơ mắc bệnh gout và khớp gối là bộ phận chịu ảnh hưởng trầm trọng nhất của bệnh này. Axit uric trong máu tồn đọng lâu ngày sẽ hình thành muối urat gây viêm đau, nhức mỏi dữ dội ở khớp gối. 
Nhức mỏi đầu gối thường xuyên có nguy cơ mắc các bệnh về xương khớp
Nhức mỏi đầu gối thường xuyên có nguy cơ mắc các bệnh về xương khớp
  • Viêm màng bao hoạt dịch khớp gối: Bao hoạt dịch ở khớp gối có nhiệm vụ duy trì sự linh hoạt và giảm ma sát các đầu xương ở khớp. Khi túi hoạt dịch bị nhiễm trùng, chức năng khớp gối sẽ bị suy giảm dẫn đến hiện tượng khô khớp, đau mỏi.
  • Viêm khớp dạng thấp: Đây là một bệnh lý bạn nên cẩn trọng. Biểu hiện đặc trưng của bệnh là đau nhức, mỏi gối thường xuyên. Nếu bệnh không được điều trị kịp thời sẽ gây ra những biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe. 
  • Viêm gân bánh chè: Gân bánh chè có vị trí nằm ở phía trước khớp gối và có chức năng giữ cho đùi và bắp chân được duỗi thẳng khi hoạt động. Khi gân bánh chè bị viêm, người bệnh sẽ cảm thấy đau nhức, mỏi gối thường xuyên.

Tuy nhiên, đầu gối nhức mỏi không hẳn là do bệnh lý, tình trạng này xuất hiện có thể do tác động của các yếu tố vật lý, cơ học. Cụ thể:

  • Trọng lượng cơ thể bị dư thừa, béo phì.
  • Thói quen mang giày cao gót thường xuyên.
  • Vận động quá mạnh và thường xuyên khuân vác vật nặng.
  • Đi lại quá nhiều khiến khớp gối bị căng cơ.
  • Các tư thế ngồi như ngồi xổm, vắt chân này lên chân kia gây mỏi gối.
  • Các hoocmon trong cơ thể bị suy giảm.
  • Thiếu hụt các chất dinh dưỡng khiến xương khớp cũng bị suy giảm chức năng.
  • Thời tiết thay đổi đột ngột cũng là nguyên nhân gây nhức mỏi khớp gối.
  • Va đập đầu gối mạnh do bị tai nạn dẫn đến chấn thương đầu gối.

Có thể thấy, tình trạng đau nhức khớp gối có rất nhiều những nguyên nhân khác nhau. Để biết nguyên nhân chính xác, bạn cần đến bác sĩ thăm khám sớm nhất. 

Triệu chứng đầu gối nhức mỏi? Bệnh có nguy hiểm không?

Đi kèm với cảm giác nhức mỏi đầu gối, đôi khi bệnh nhân còn gặp phải những triệu chứng như sau: 

  • Sưng đau và nóng đầu gối: Là dấu hiệu cho thấy bao hoạt dịch bị tổn thương.
  • Các cơn đau ở vùng gối và dưới gối: Đây có thể là báo hiệu cho thấy sụn chêm trong khớp gối, màng hoạt dịch hoặc dây chằng bị tổn thương.
  • Khớp gối có những tiếng kêu lục cục, lạo xạo khi di chuyển: Khi bị đau khớp, phần sụn thường liên kết khá lỏng lẻo tạo nên những âm thanh trong khớp khi hoạt động. 

Khi phát hiện bản thân có những triệu chứng trên, người bệnh nên đến cơ sở y tế điều trị bệnh sớm nhất. 

Vậy đầu gối nhức mỏi thường xuyên có nguy hiểm không? – Đầu gối nhức mỏi thường xuyên có thể là dấu hiệu cho thấy bạn đã mắc phải những bệnh lý về xương khớp như thoái hóa khớp, viêm khớp, bệnh gout…

Nếu bạn chủ quan và không điều trị kịp thời, bệnh sẽ gây ra những biến chứng nặng nề, thậm chí là bị teo cơ và bại liệt suốt đời. Do đó, bệnh nhân nên thăm khám và điều trị sớm nhất với các bác sĩ chuyên khoa.

Tuy nhiên, một số trường hợp nhức mỏi khớp gối chỉ do các tác động từ bên ngoài mà không phải bệnh lý. Các trường hợp này, bạn có thể nghỉ ngơi hoặc chăm sóc tại nhà thì bệnh vẫn có thể thuyên giảm. Nhưng tốt nhất, để không xảy ra những biến chứng nguy hiểm, bạn nên đến bác sĩ thăm khám. 

Cách điều trị bệnh đau mỏi đầu gối

Hiện nay, đầu gối nhức mỏi là tình trạng có thể được điều trị bằng nhiều phương pháp khác nhau. 

Mẹo dân gian trị nhức mỏi đầu gối

Hiện nay, dân gian lưu truyền khá nhiều bài thuốc thiên nhiên chữa bệnh nhức mỏi đầu gối hiệu quả. Bạn có thể áp dụng một số loại thuốc chữa nhức mỏi khớp gối như sau:

  • Cây mắc cỡ: Mắc cỡ hay còn gọi là trinh nữ là một vị thuốc dân gian thường dùng trong Đông y. Cây có công dụng chữa các bệnh liên quan đến xương khớp. Bạn có thể dùng lá, rễ, thân của cây sao vàng và nấu nước uống mỗi ngày.
  • Trái nhàu: Ít ai biết rằng trái nhàu là một thảo dược thiên nhiên được dùng để chữa bệnh đau nhức xương khớp hiệu quả. Bạn có thể giã nhuyễn trái nhàu và đắp lên vùng đầu gối bị đau. 
Trái nhàu có chứa hoạt chất giúp giảm đau nhức xương khớp hiệu quả
Trái nhàu có chứa hoạt chất giúp giảm đau nhức xương khớp hiệu quả
  • Cây ngải cứu: Đây là một loại thảo dược hàng đầu có công dụng điều trị bệnh nhức mỏi xương khớp. Bạn dùng một nắm lá ngải cứu, đổ nước sôi lên và đắp ở vùng khớp gối hay bị mỏi. 

Tuy nhiên, các mẹo dân gian chữa bệnh tại nhà chỉ có công dụng đối với trường hợp bệnh nhẹ hoặc mới khởi phát. Đối với trường hợp bệnh nặng, bệnh nhân nên đến bác sĩ điều trị sớm nhất. 

Điều trị theo Tây y

Theo nghiên cứu, bệnh nhân có thể điều trị đầu gối đau nhức bằng phương pháp nội khoa hoặc ngoại khoa.

Nội khoa

Các loại thuốc Tây y có công dụng giúp giảm đau, chống viêm và hạn chế đau nhức khớp gối. Một số loại thuốc Tây y thường dùng để điều trị bệnh đầu gối đau nhức là:

  • Thuốc giảm đau: Thuốc có công dụng giúp giảm đau nhanh chóng và thường được chỉ định theo từng trường hợp cụ thể. Một số loại thuốc thường được sử dụng như paracetamol, thuốc chống viêm không steroid… 
  • Tiêm dịch chất nhờn: Phương pháp này thường được áp dụng cho những tình trạng nhức mỏi khớp gối do thiếu dịch chất nhờn. Tiêm dịch chất nhờn giúp ổn định khớp gối, hạn chế ma sát và giảm cảm giác đau nhức. 
  • Tiêm cortisone cho khớp gối: Khi khớp có dấu hiệu bị thoái hóa khớp, bệnh nhân sẽ được bác sĩ tiêm cortisone vào khớp gối. Thuốc có công dụng giúp giảm nhức mỏi hiệu quả ở khớp.
  • Thuốc bổ sung canxi và vitamin D: Nếu khớp gối bị đau nhức do thiếu hụt vitamin và chất dinh dưỡng, bác sĩ sẽ kê toa bổ sung các chất này để điều trị bệnh. 
Các loại thuốc Tây y có công dụng giúp giảm đau và hỗ trợ phục hồi chức năng ở khớp gối
Các loại thuốc Tây y có công dụng giúp giảm đau và hỗ trợ phục hồi chức năng ở khớp gối

Người bệnh không được tự ý mua thuốc Tây y bên ngoài để sử dụng. Bệnh nhân cần mua thuốc theo chỉ định của bác sĩ. Bên cạnh đó, không nên lạm dụng các loại thuốc giảm đau hoặc uống quá liều sẽ gây nên những tác dụng phụ cho cơ thể. 

Các phương pháp điều trị nội khoa chỉ nên áp dụng cho trường hợp bệnh nhẹ, chưa tiến triển nặng. Nếu bệnh đã xảy ra trong một thời gian dài, bạn cần đến bệnh viêm thăm khám và điều trị chuyên khoa theo hướng dẫn của bác sĩ. 

Ngoại khoa

Khi đau nhức khớp gối do bệnh lý nghiêm trọng, bệnh ở giai đoạn nặng, bệnh nhân đã áp dụng các loại thuốc nhưng không có tác dụng. Lúc này, bác sĩ sẽ xem xét và chỉ định áp dụng phương pháp điều trị ngoại khoa cho bệnh nhân.

Những phương pháp ngoại khoa điều trị đầu gối nhức mỏi như sau:

  • Nếu bệnh nhân bị đau mỏi khớp gối do viêm túi hoạt dịch nghiêm trọng, bác sĩ có thể chỉ định phẫu thuật mở để kịp thời điều trị những tổn thương bên trong.
  • Trong trường hợp, khớp gối bị đau nhức do đứt dây chằng, bệnh nhân sẽ được làm phẫu thuật nối dây chằng hoặc thay thế dây chằng.
  • Bên cạnh đó, khi khớp gối bị mỏi do gai xương hoặc tổn thương sụn chêm, bác sĩ sẽ tiến hành phẫu thuật loại bỏ gai xương hoặc chữa lành các sụn chêm cho bệnh nhân. 

Phụ thuộc vào tình trạng bệnh, bác sĩ sẽ cân nhắc và điều trị cho bệnh nhân theo những phương pháp phẫu thuật khác nhau. Do đó, để hạn chế rủi ro cho cơ thể, người bệnh không nên chủ quan mà cần đến bệnh viêm ngay sau khi phát hiện các triệu chứng bệnh.

Phương pháp hỗ trợ

Ngoài phương pháp điều trị bằng thuốc, bệnh nhân có thể áp dụng một số cách điều trị hỗ trợ. Các phương pháp này giúp giảm các triệu chứng nhức mỏi khớp gối, đồng thời giúp đầu gối phục hồi chức năng hoạt động như bình thường. 

  • Vật lý trị liệu: Đây là phương pháp điều trị khá hiệu quả mà bạn có thể lựa chọn. Các bài tập vật lý trị liệu giúp hỗ trợ giảm đau, giảm nhức mỏi và chống viêm xương khớp. Bệnh nhân có thể áp dụng bài tập kéo căng cơ, xoa bóp, tập luyện đầu gối, chiếu tia hồng ngoại. 
  • Chườm lạnh, chườm nóng: Chườm lạnh là một phương pháp an toàn giúp bạn giảm đau khớp gối nhanh chóng. Bạn có thể sử dụng một túi lạnh và chườm lên gối khoảng 10 – 15 phút. Ngoài ra, bạn có thể chườm nóng lên đầu gối để giúp lưu thông máu, khí huyết. Bạn sử dụng một túi nước ấm và chườm khoảng 15 phút, các triệu chứng sẽ thuyên giảm ngay lập tức.
Bệnh nhân có thể chườm nóng hoặc chườm lạnh để cải thiện tình trạng đau nhức đầu gối
Bệnh nhân có thể chườm nóng hoặc chườm lạnh để cải thiện tình trạng đau nhức đầu gối
  • Tập thể dục: Đây cũng là một cách giúp khớp gối vận động linh hoạt và hạn chế tình trạng nhức mỏi. Bạn có thể chọn tập các bài tập nhẹ nhàng hoặc các môn thể thao đơn giản như đi bộ, đạp xe…
  • Châm cứu, xoa bóp: Châm cứu và xoa bóp là các phương pháp giúp giảm nhanh các triệu chứng tổn thương ở khớp gối. Cách này sẽ giúp bệnh nhân cảm thấy dễ chịu và các cơn đau nhức thuyên giảm nhanh chóng.

Chữa đầu gối nhức mỏi bằng Đông y

Theo y học cổ truyền, tình trạng đầu gối nhức mỏi hình thành do phong hàn thấp tà xâm nhập vào cơ thể gây suy yếu và khí huyết ứ đọng tại khớp gối.

Các bài thuốc Đông y thường chữa bệnh tận gốc nhằm giảm các triệu chứng, giúp khí huyết lưu thông và phục hồi chức năng xương khớp.

  • Bài thuốc 1: Thổ phục linh, trần bì, lá lốt khô, ngưu tất, trinh nữ, cam thảo nam, quế thông, thiên niên kiện, bán hạ chê. Sắc với 3 chén nước, khi còn phân nửa thì nhắc xuống và chia ra 2 lần uống.
  • Bài thuốc 2: Độc hoạt, phòng phong, tế tân, xuyên khung, ngưu tất, bạch thược, đỗ trọng, phục linh, tang ký sinh, chích thảo, tần giao, đương quy, địa hoàng, đảng sâm. Cách thực hiện giống bài thuốc 1.
Bệnh nhân nên đến bác sĩ Đông y để thăm khám và điều trị
Bệnh nhân nên đến bác sĩ Đông y để thăm khám và điều trị

Bài thuốc Đông y thường có tác dụng chậm hơn Tây y, vì thế người bệnh cần kiên trì uống thuốc mỗi ngày. Tuyệt đối, không được tự ý mua thuốc uống mà phải tham khảo ý kiến của thầy thuốc trước khi sử dụng. 

Lưu ý khi đầu gối nhức mỏi thường xuyên

Ngoài những cách điều trị đầu gối nhức mỏi, các biện pháp chăm sóc tại nhà cũng thật sự quan trọng giúp giảm các triệu chứng và rút ngắn thời gian điều trị bệnh. Cụ thể như sau:

  • Thường xuyên vận động cơ thể, đặc biệt là ở khớp gối. Các hoạt động thể chất giúp khớp gối cử động linh hoạt và hạn chế mắc các bệnh xương khớp. Người bệnh có thể tập một số những bài tập khớp gối nhẹ nhàng tại nhà hoặc chơi thể thao như đạp xe, đi bộ…
  • Không nên tạo quá nhiều áp lực lên khớp gối như mang giày cao gót, ngồi xổm hay vận động quá mạnh.
  • Khớp gối có chức năng nâng đỡ cơ thể vì thế bạn nên giữ cho cơ thể ở một trọng lượng vừa phải. Không nên thừa cân, béo phì gây áp lực lên đầu gối.
  • Tăng cường cung cấp nhiều chất dinh dưỡng bổ trợ cho xương khớp như vitamin D, canxi…. Các chất này có nhiều trong hải sản, các loại hạt…
  • Hạn chế sử dụng những chất kích thích và gây nghiện nguy hiểm cho cơ thể như rượu, bia, thuốc lá, nước ngọt.
  • Giảm thiểu các va đập hoặc tác động mạnh làm chấn thương khớp gối.
  • Hạn chế tham gia giao thông.
  • Đối với người lớn tuổi, nên kiểm tra xương khớp 1 lần/năm để kịp thời phát hiện những bệnh tiềm ẩn trong cơ thể.

Đầu gối nhức mỏi thường xuyên xảy ra với nhiều nguyên nhân khác nhau. Khi bệnh xuất hiện trong một thời gian dài, có thể báo hiệu cho bạn những bệnh lý nguy hiểm về xương khớp cần được điều trị kịp thời. Do đó, bệnh nhân cần đến bác sĩ thăm khám và chữa bệnh sớm nhất, tránh xảy ra các biến chứng nguy hiểm cho cơ thể. 

Đừng bỏ lỡ:

ĐỪNG BỎ LỠ

Xem thêm

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Ăn gì để tạo dịch khớp? DS các thực phẩm giúp sản sinh dịch khớp
Ăn Gì Để Tạo Dịch Khớp? 7 Thực Phẩm Giúp Sản Sinh Dịch Tốt Nhất

Nội dung chínhĐầu gối nhức mỏi thường xuyên là do bệnh gì?Triệu chứng đầu gối nhức mỏi? Bệnh có nguy hiểm không?Cách điều trị bệnh...

Cần xác định chính xác vị trí các huyệt đạo trước khi thực hiện
Cách chữa Thoái Hóa Khớp Gối Bằng Diện Chẩn Và Lưu Ý Quan Trọng

Nội dung chínhĐầu gối nhức mỏi thường xuyên là do bệnh gì?Triệu chứng đầu gối nhức mỏi? Bệnh có nguy hiểm không?Cách điều trị bệnh...

Bệnh thoái hóa khớp - bệnh lý xương khớp mãn tính
Thoái Hóa Khớp Có Nguyên Nhân Do Đâu? Cách Điều Trị Tốt Nhất

Nội dung chínhĐầu gối nhức mỏi thường xuyên là do bệnh gì?Triệu chứng đầu gối nhức mỏi? Bệnh có nguy hiểm không?Cách điều trị bệnh...

Đau đầu gối khi lên xuống cầu thang là biểu hiện của nhiều bệnh lý về xương khớp
Đau Khớp Gối Khi Lên Xuống Cầu Thang: Nguyên Nhân, Cách Điều Trị

Nội dung chínhĐầu gối nhức mỏi thường xuyên là do bệnh gì?Triệu chứng đầu gối nhức mỏi? Bệnh có nguy hiểm không?Cách điều trị bệnh...