Thận Yếu Là Gì? Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách Điều Trị Hiệu Quả

5/5 - (8 bình chọn)

Như chúng ta cũng biết thận được xem là cửa ngõ sinh mệt của con người. Khi thận yếu, can thận hư sẽ gây nên các ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe tổng thể nói chung cũng như các cơ quan khác trong cơ thể. Vì thế việc nắm rõ nguyên nhân, triệu chứng và biết cách điều trị bệnh là điều hết sức quan trọng nhằm ngăn chặn các biến chứng nguy hiểm có thể xảy đến với bạn.

Thận yếu là gì? Dấu hiệu nhận biết?

Thận là một bộ phận có nhiều chức năng quan trọng trong cơ thể. Chức năng của thận là lọc máu, thải độc, sinh sản hồng cầu, điều hòa huyết áp và cân bằng nồng độ chất điện giải.

Bài viết dưới đây sẽ giới thiệu đến độc giả 15 địa chỉ khám chữa bệnh thận uy tín tại Hà Nội và TP.HCM. Với hệ thống trang thiết bị hiện đại, biện pháp hiệu quả cùng đội ngũ chuyên gia giỏi, đó sẽ là những nơi đáng tin cậy để mọi người đặt trọn niềm tin.

Thận yếu là tình trạng thận bị suy giảm chức năng, không thể đảm nhiệm các hoạt động như bình thường, gây ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh. Căn bệnh này thường kéo dài trong nhiều tháng, thậm chí là cả năm. 

Bệnh thận yếu khiến thận không thể đảm nhận các chức năng như bình thường
Bệnh thận yếu khiến thận không thể đảm nhận các chức năng hoạt động như bình thường

Bệnh thận yếu có thể xảy ra ở cả nam giới và nữ giới. Đối tượng dễ bị bệnh thận yếu là những người mắc một số bệnh như tiểu đường, huyết áp, bệnh lý về thận, bệnh tắc nghẽn đường tiết niệu, lupus ban đỏ…

Ngoài ra, những người thường ăn nhiều chất đạm hoặc uống nhiều rượu bia cũng có nguy cơ cao mắc bệnh thận yếu. 

Theo nghiên cứu, giai đoạn ban đầu các dấu hiệu của bệnh thận yếu ở nam giới và nữ giới thường không rõ ràng. Vì thế, nhiều người hay nhầm lẫn bệnh này với những căn bệnh thông thường.

Sau đây là một số những triệu chứng điển hình giúp bạn nhận biết mình có mắc bệnh thận hư, thận yếu hay không: 

  • Rùng mình chân tay lạnh: Người mắc bệnh thận yếu thường xuyên có triệu chứng tay chân lạnh buốt, đau nhức, rùng mình và hay ớn lạnh đột ngột.
  • Tiểu đêm: Tiểu đêm nhiều cũng là một dấu hiệu cho thấy bạn mắc bệnh thận yếu. Bên cạnh đó, người thận yếu sẽ cảm thấy rát khi đi tiểu, nước tiểu đổi màu khác.
  • Giảm ham muốn tình dục: Khi chức năng của thận bị suy giảm, các nội tiết tố trong cơ thể sẽ mất cân bằng và ảnh hưởng đến hoạt động quan hệ tình dục. Điều này khiến bạn cảm thấy mệt mỏi hoặc giảm ham muốn trong chuyện chăn gối
  • Khó tập trung, chóng mặt và hoa mắt: Người mắc bệnh thận yếu sẽ xuất hiện các triệu chứng như chóng mặt, hoa mắt và khó tập trung khi làm việc. 
Chóng mặt, khó tập trung là một trong những triệu chứng của bệnh
Chóng mặt, khó tập trung là một trong những triệu chứng của bệnh thận yếu
  • Đau lưng: Một trong những dấu hiệu điển hình của bệnh thận yếu là đau lưng, khó đứng thẳng hoặc khom lưng. Đối với trường hợp nhẹ, đau lưng chỉ xuất hiện khi vận động. Còn đối với trường hợp bệnh nặng, tình trạng đau lưng thường xuyên hơn và cơn đau sẽ lan đến bàn và gót chân.
  • Cơ thể mệt mỏi: Nếu bạn thường xuyên cảm thấy cơ thể mệt mỏi, uể oải, ăn không ngon và đi kèm với những triệu chứng trên, thì nguy cơ cao là bạn đã mắc bệnh thận yếu. 

Ngoài ra, còn một số dấu hiệu nhận biết bệnh thận yếu ở nữ giới là xuất hiện các triệu chứng của tiền mãn kinh như thay đổi nội tiết tố, cáu gắt, nóng tính…

Lưu ý: Khi phát hiện ra những triệu chứng trên, bạn nên đến cơ sở y tế thăm khám để có phương pháp điều trị cho phù hợp. 

Nguyên nhân gây bệnh thận yếu

Bệnh thận yếu xuất hiện do nhiều nguyên nhân khác nhau như có thể khởi phát do các yếu tố tác động từ bên ngoài hoặc do các yếu tố nằm ở chính bản thân người bệnh.

Nguyên nhân khách quan

  • Tuổi tác: Tuổi tác càng cao thì nguy cơ mắc bệnh thận yếu càng tăng. Đây là một quy luật tự nhiên mà không ai có thể tránh khỏi
  • Viêm bàng quang: Viêm bàng quang tạo nên một áp lực không nhỏ cho thận. Bệnh còn làm tắc niệu đạo khiến việc loại bỏ nước tiểu ra ngoài cơ thể rất khó khăn và dẫn tới bệnh thận hư.
  • Cao huyết áp, tiểu đường: Đây là những căn bệnh khiến huyết áp trong cơ thể không được ổn định, dẫn đến đạm ở niệu đạo và gây ra bệnh thận yếu.
  • Ảnh hưởng từ nhiều bệnh khác: Bệnh nhân mắc một số bệnh như lupus ban đỏ, sỏi thận, bệnh về tim mạch… sẽ có nguy cơ cao mắc bệnh thận yếu

Nguyên nhân chủ quan

  • Sử dụng các chất kích thích: Khi sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá thường xuyên, thận sẽ làm việc rất mệt mỏi. Đây cũng là nguyên nhân phổ biến khiến nhiều người mắc bệnh thận yếu
Lạm dụng rượu bia là nguyên nhân khiến bạn mắc bệnh
Lạm dụng rượu bia là nguyên nhân khiến bạn mắc bệnh thận yếu
  • Căng thẳng, lo âu: Tình trạng căng thẳng và lo âu kéo dài cũng tạo một áp lực nặng nề lên hệ bài tiết. Khiến cơ quan này làm việc khó khăn hơn và ảnh hưởng trực tiếp đến thận
  • Dùng thuốc thường xuyên: Có một số loại thuốc khi sử dụng trong thời gian dài sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của thận như thuốc tiểu đường, thuốc huyết áp
  • Sinh hoạt không khoa học: Một số thói quen xấu gây hại cho thận như thức khuya, ăn quá mặn, nhịn tiểu hay hoạt động tình dục quá mức…

Bị thận yếu có nguy hiểm không?

Bệnh thận yếu sẽ tăng dần mức độ nguy hiểm nếu bệnh diễn ra trong một thời gian dài. Theo các bác sĩ, bệnh thận phát triển theo 5 giai đoạn khác nhau và mức độ nguy hiểm tùy thuộc vào từng giai đoạn. 

  • Giai đoạn 1: Là giai đoạn nhẹ và ít nguy hiểm nhất. Nếu phát hiện kịp thời, bệnh nhân sẽ hồi phục rất nhanh. Tuy nhiên, ở giai đoạn này rất khó để nhận biết bệnh thận yếu vì các dấu hiệu không rõ ràng. 
  • Giai đoạn 2: Bệnh thận yếu ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn với các dấu hiệu cho thấy sự tổn thương ở thận. Nếu cơ thể xuất hiện tình trạng rối loạn máu, bệnh tim thì bệnh nhân nên báo cho bác sĩ càng sớm càng tốt
  • Giai đoạn 3: Ở giai đoạn này, các dấu hiệu bệnh thận đã trở nên rõ rệt hơn. Thận bắt đầu hoạt động yếu đi trông thấy. Giai đoạn 3 là giai đoạn quyết định thận có thể hồi phục hay không hay chuyển sang giai đoạn nặng hơn. Điều này còn tùy thuộc vào cơ địa, lối sống và cách điều trị của mỗi người. 
  • Giai đoạn 4: Đây là giai đoạn thận đã chuyển biến nặng. Tuy thận chưa mất chức năng hoạt động nhưng các biểu hiện đã khá rõ ràng. Ở giai đoạn này, một số biến chứng có thể xảy ra là cao huyết áp, thiếu máu và các bệnh liên quan đến xương khớp…
  • Giai đoạn 5: Đây là giai đoạn trầm trọng nhất vì thận đã mất đi các chức năng hoạt động. Một số triệu chứng xảy ra trong cơ thể đến mức mất kiểm soát như khó thở, buồn nôn… Lúc này, bệnh nhân cần được lọc máu bằng máy và ghép thận nhân tạo. 

Nếu để bệnh thận yếu diễn ra trong một thời gian dài, cơ thể sẽ mắc một số những biến chứng nguy hiểm, điển hình như bệnh suy thận cấp. Khi mắc bệnh này, bệnh nhân phải chạy thận thường xuyên và có nguy cơ tử vong nếu không điều trị kịp thời.

Ngoài ra, thận yếu còn gây ra biến chứng như nghẽn tĩnh mạch, hạ canxi máu, giảm các yếu tố vi lượng khiến người bệnh sụt cân và thiếu chất trầm trọng.

Thận yếu gây tác động xấu đến sức khỏe của cả nam và nữ giới
Thận yếu gây tác động xấu đến sức khỏe sinh lý của cả nam và nữ giới

Ngoài ra, thận yếu còn ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe sinh sản và sinh lý ở cả hai giới. Cụ thể như sau:

  • Đối với nam giới: Thận hư khiến cơ thể nam giới bị mất cân bằng nội tiết tố. Chức năng bơm máu của thận đến bộ phận sinh dục bị giảm. Do đó nam giới bị suy giảm ham muốn tình dục và lạnh nhạt trong chuyện chăn gối. Cùng với đó, dương vật nam giới sẽ gặp phải một số tình trạng như rối loạn cương dương, xuất tinh sớm…
  • Đối với nữ giới: Thận yếu khiến nội tiết tố trong cơ thể bị rối loạn. Kéo theo đó, lượng hormon trong cơ thể bị suy giảm. Nữ giới sẽ cảm thấy giảm ham muốn và thờ ơ trong hoạt động quan hệ tình dục. Từ đó, khả năng sinh sản ở nữ giới sẽ giảm và tỷ lệ hiếm muộn tăng cao. Ngoài ra, thận hư còn gây ra rối loạn kinh nguyệt, mệt mỏi, tâm trạng hay cáu gắt bất ổn…

Do đó, khi phát hiện ra những triệu chứng bệnh, bệnh nhân nên đến bác sĩ thăm khám càng sớm càng tốt. Điều này giúp bệnh thận yếu không tiến triển nặng và ngăn ngừa các biến chứng khó lường cho cơ thể. 

Thận yếu phải làm sao?

Hiện nay, có nhiều cách điều trị bệnh thận yếu khác nhau. Tùy vào tình trạng bệnh và cơ địa, bệnh nhân sẽ được bác sĩ chỉ định sử dụng phương pháp điều trị phù hợp. 

Thận yếu nên uống thuốc gì? – Thuốc Tây y

Các loại thuốc Tây y giúp giảm các triệu chứng của bệnh thận yếu và ngăn chặn những biến chứng xấu cho cơ thể. Một số những nhóm thuốc cho người thận yếu thường được bác sĩ chỉ định là:

  • Thuốc lợi tiểu: Các loại thuốc lợi tiểu có tác dụng giúp hỗ trợ đào thải độc tố, nước ra khỏi cơ thể và giảm áp lực lên thận. Những loại thuốc lợi tiểu phổ biến như Thiazid, Furosemid…
  • Thuốc chống thiếu máu: Thận yếu sẽ không thể sản xuất hormon kích thích tủy sản xuất hồng cầu. Do đó, uống các loại thuốc bổ sung sắt hoặc chống thiếu máu sẽ giúp cải thiện hoạt động của thận.
Sử dụng thuốc Tây y là một cách hiệu quả điều trị bệnh
Sử dụng thuốc Tây y là một cách hiệu quả điều trị bệnh thận yếu
  • Thuốc chống tăng huyết áp: Khi thận yếu, huyết áp không được kiểm soát tốt và có thể tăng bất thường. Do đó, bệnh nhân nên sử dụng các loại thuốc chống tăng huyết áp trong quá trình điều trị. 
  • Thuốc cân bằng axit uric trong máu: Các loại thuốc này có tác dụng cân bằng axit uric trong máu giúp cải thiện chức năng lọc máu của thận. 

Điều trị bệnh bằng Đông y

Trong Đông y, thận được xếp vào năm ngũ tạng là Tâm – Can – Phế – Thận – Tỳ. Các tạng phủ giúp cơ thể hoạt động và duy trì sự sống. Thận yếu gây ra bởi khí huyết không thông, cơ thể rối loạn, tà khí xâm nhập làm xuất hiện các triệu chứng như tiểu nhiều, sụt cân, yếu sinh lý, mệt mỏi…

Do đó, nguyên tắc điều trị thận yếu theo Đông y là cần chú trọng bồi bổ tạng phủ và phục hồi các chức năng của thận. Từ đó, thuốc hỗ trợ các hoạt động và giúp thận làm việc hiệu quả hơn. Một số bài thuốc Đông y chữa bệnh thận yếu bạn có thể tham khảo:

  • Bài thuốc 1: Cao ban long, đỗ trọng, thục địa, sơn thù du, thỏ ty tử, ngưu tất mỗi vị 12g, cẩu tích 16g. Rửa sạch nguyên liệu và sắc lấy nước uống
  • Bài thuốc 2: Huyền sâm, huyết dụ, lá móng tay, mộc thông, rễ cỏ tranh mỗi vị 15g, rễ cỏ xước 25g. Rửa sạch các vị thuốc, sắc thuốc và nấu khoảng 600ml nước. Đun đến khi còn ⅓ nước là được.
Bệnh nhân nên đến bác sĩ Đông y thăm khám và lựa chọn bài thuốc phù hợp
Bệnh nhân nên đến bác sĩ Đông y thăm khám và lựa chọn bài thuốc phù hợp

Các bài thuốc Đông y thường mang lại hiệu quả chậm hơn so với Tây y, vì thế bệnh nhân nên kiên trì thực hiện trong một thời gian dài.

Bên cạnh đó, tốt nhất khi phát hiện dấu hiệu bệnh, bệnh nhân nên đến bác sĩ Đông y thăm khám và có bài thuốc chữa trị phù hợp.

Các mẹo dân gian chữa thận yếu tại nhà

Ngoài cách điều trị bằng thuốc, các mẹo chữa bệnh tại nhà thường được nhiều người lựa chọn vì tiết kiệm chi phí, nguyên liệu dễ tìm. Bạn có thể tham khảo một số mẹo chữa thận yếu dưới đây:

  • Chữa thận yếu bằng đậu đen: Đậu đen có chứa các thành phần rất tốt để điều trị bệnh thận yếu như canxi, photpho, magie… Ngoài ra, đậu đen còn giúp cơ thể thanh nhiệt và giải độc hiệu quả. Chuẩn bị một ít đậu cho vào chảo rang đều. Bạn đun sôi nước ấm và đậu đen khoảng 10 phút. Tiếp tục hãm đậu, đến khi nước nguội, bạn rót ra cốc và uống như uống nước trà. 
Dân gian lưu truyền đậu đen có tác dụng điều trị bệnh thận hiệu quả
Dân gian lưu truyền đậu đen có tác dụng điều trị bệnh thận yếu hiệu quả
  • Rau ngổ chữa thận hư: Rau ngổ có nhiều thành phần có dược tính cao, chẳng hạn như vitamin B, C, lipid… giúp điều trị thận hư hiệu quả. Lấy 30g rau ngổ và giã nát, cho vào 150ml nước sôi nguội. Bạn khuấy đều và gạn lấy nước uống. 
  • Chữa bệnh thận yếu bằng râu ngô: Râu ngô được xem là một bài thuốc dân gian chữa bệnh thận yếu hiệu quả vì nó có chức năng lợi tiểu, thanh lọc… Bạn chuẩn bị: 100g râu ngô, rau má, ý dĩ, mã đề mỗi vị 50g, 40g sài đất. Đun thuốc trong 600ml nước, đến khi còn 200ml nước thì tắt bếp. Bạn lấy phần nước và chia thuốc uống 3 lần/ngày. 

Các mẹo dân gian điều trị thận yếu tại nhà thường thích hợp để cho những bệnh nhân mới phát bệnh hoặc các triệu chứng nhẹ. Nếu mắc bệnh nặng, bệnh nhân cần đến bác sĩ thăm khám để có phương pháp điều trị thích hợp.

Bạn có thể tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng các mẹo dân gian chữa bệnh tại nhà để tránh gây ra tác động xấu cho cơ thể. 

Thận yếu ăn gì, kiêng gì?

Bên cạnh việc điều trị bệnh bằng thuốc, chế độ ăn uống hàng ngày cũng tác động trực tiếp đến quá trình hồi phục của bệnh nhân. Vì thế, bạn nên bổ sung nhiều dưỡng chất cho cơ thể đồng thời loại bỏ những thực phẩm gây hại khi điều trị bệnh.

Một số những thực phẩm tốt mà người mắc thận yếu nên thường xuyên ăn như sau:

  • Ớt chuông: Ớt chuông chứa nhiều dưỡng chất cần thiết giúp điều trị bệnh thận yếu và duy trì sức khỏe sinh lý cho nam giới
  • Lòng trắng trứng: Thực phẩm này có chứa nhiều chất dinh dưỡng giúp bồi bổ cơ thể và hỗ trợ hoạt động cho thận. 
  • Cá: Một số loại cá như cá hồi, cá thu, cá ngừ có công dụng chống viêm và mang lại hiệu quả tốt cho người mắc bệnh thận yếu
  • Tỏi: Tỏi giúp tăng sức đề kháng và hạn chế lượng cholesterol có trong cơ thể. Nhờ đó, tỏi giúp giảm áp lực lên thận và hỗ trợ thận hoạt động tốt hơn. 
  • Rau xanh: Rau xanh cung cấp nhiều vitamin và giúp loại bỏ độc tố trong cơ thể. Vì vậy, người mắc bệnh thận yếu nên bổ sung nhiều rau xanh vào bữa ăn của mình
Mắc bệnh thận nên ăn nhiều rau xanh giúp cơ thể tăng sức đề kháng
Mắc bệnh thận yếu nên ăn nhiều rau xanh giúp cơ thể tăng sức đề kháng

Bên cạnh đó, bệnh nhân cũng nên kiêng một số loại thực phẩm sau:

  • Muối và đồ ăn mặn: Ăn một hàm lượng muối cao mỗi ngày khiến thận của bạn phải làm việc mệt mỏi. 
  • Hoa quả chứa nhiều kali, natri: Đối với bệnh thận yếu, bạn nên hạn chế ăn các loại trái cây chứa nhiều kali và natri, chẳng hạn như: dưa hấu, cam, quýt…
  • Thịt gia cầm: Thịt gia cầm thường có chứa nhiều protein. Chất này sẽ không tốt cho những người mắc bệnh thận yếu

Lưu ý khi điều trị và cách phòng tránh bệnh

Bệnh nhân nên lưu ý một số vấn đề trong quá trình điều trị cũng như biện pháp phòng tránh bệnh thận yếu:

  • Bệnh nhân nên sử dụng đúng liều lượng thuốc mà bác sĩ chỉ định và phải tái khám đúng hẹn.
  • Không nên tự ý mua thuốc hoặc thay thế thuốc chữa bệnh nếu không tham khảo ý kiến bác sĩ.
  • Xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý, người bệnh nên bổ sung nhiều rau xanh, trái cây tốt cho thận.Hạn chế các loại thực phẩm gây hại và các chất kích thích như rượu, bia.
  • Người mắc bệnh thận yếu nên bổ sung đủ lượng nước mỗi ngày. Bạn không nên uống quá ít hoặc quá nhiều nước mỗi ngày vì điều này đều không tốt cho thận. 
  • Hạn chế căng thẳng mệt mỏi và lâu thường xuyên. Bạn nên xây dựng lối sống tích cực, thư giãn và nghỉ ngơi hợp lý.
  • Bạn nên tập luyện thể dục thường xuyên để nâng cao sức khỏe và tăng sức đề kháng cho cơ thể.
  • Ngoài ra, bạn nên quan hệ tình dục vừa phải, không nên lạm dụng quá mức.

Thận yếu nếu phát hiện sớm thì khả năng chữa khỏi là rất cao. Khi để bệnh kéo dài, bệnh sẽ ảnh hưởng trầm trọng đến sức khỏe của bạn. Vì thế, người bệnh đừng nên chủ quan mà hãy đến bác sĩ thăm khám sớm nhất nếu thấy có bất kỳ dấu hiệu nghi ngờ bản thân mắc bệnh. 

Xem thêm

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Đàn ông mắc thận yếu có con được không còn tùy thuộc vào tình trạng bệnh nặng hay nhẹ
Đàn Ông Bị Thận Yếu Có Sinh Con Được Không, Nên Điều Trị Thế Nào?

Nội dung chínhThận yếu là gì? Dấu hiệu nhận biết?Nguyên nhân gây bệnh thận yếuNguyên nhân khách quanNguyên nhân chủ quanBị thận yếu có nguy...

Sâm nhung bổ thận TW3 - Liều dùng và lưu ý khi sử dụng
Sâm Nhung Bổ Thận TW3 Và Các Thông Tin Lưu Ý Quan Trọng

Nội dung chínhThận yếu là gì? Dấu hiệu nhận biết?Nguyên nhân gây bệnh thận yếuNguyên nhân khách quanNguyên nhân chủ quanBị thận yếu có nguy...

Bệnh thận yếu gây ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe sinh lý nam giới và nữ giới
Thận Yếu Có Ảnh Hưởng Đến Sinh Lý Không, Nên Khắc Phục Thế Nào?

Nội dung chínhThận yếu là gì? Dấu hiệu nhận biết?Nguyên nhân gây bệnh thận yếuNguyên nhân khách quanNguyên nhân chủ quanBị thận yếu có nguy...

Top 5 loại thuốc bổ thận tráng dương cho nam tốt nhất
Top 5 Thuốc Bổ Thận Tráng Dương Giúp Lấy Lại “Bản Lĩnh Đàn Ông”

Nội dung chínhThận yếu là gì? Dấu hiệu nhận biết?Nguyên nhân gây bệnh thận yếuNguyên nhân khách quanNguyên nhân chủ quanBị thận yếu có nguy...