Xét Nghiệm PSA Trong Ung Thư Tiền Liệt Tuyến Và Lưu Ý Quan Trọng

4.9/5 - (10 bình chọn)

Ung thư tuyến tiền liệt là bệnh lý phổ biến ở nam giới trong những năm trở lại đây. Ở giai đoạn khởi đầu, bệnh lý này sẽ khiến người bệnh chủ quan vì những dấu hiệu không rõ ràng. Vì thế, các bạn cần thăm khám sức khỏe thường xuyên cũng như xét nghiệm PSA trong ung thư tiền liệt tuyến để chẩn đoán bệnh ngay từ giai đoạn đầu. Vậy PSA là gì, ưu – nhược điểm của phương pháp này ra sao và cần lưu ý gì khi thực hiện? Hãy cùng chúng tôi tham khảo bài viết dưới đây để có thêm kiến thức hữu ích về vấn đề này.

PSA là gì? Những thông tin bạn cần biết

PSA là kháng nguyên đặc hiệu tiền liệt tuyến, một loại glycoprotein đã được mã hóa bởi gen KLK-3. Tên tiếng anh của PSA là Prostate-specific Antigen. Chúng được tiết ra bởi những tế bào biểu mô tuyến tiền liệt, có khối lượng phân tử dao động nằm trong khoảng 30.000 – 34.000 dalton. Ngoài ra, sẽ có một phần nhỏ PSA được tiết ra bởi tế bào trong tuyến cận niệu đạo và hậu môn.

Các chuyên gia cho biết, kháng nguyên đặc hiệu PSA được tìm thấy chủ yếu ở tinh dịch nam giới, một phần nhỏ khác lưu thông trong máu. Thông thường tế bào ung thư tiền liệt tuyến sẽ tiết ra nhiều PSA hơn tế bào lành tính. Vì vậy mà nồng độ PSA của nam giới khi bị bệnh sẽ tăng lên cao.

PSA là kháng nguyên đặc hiệu tiền liệt tuyến
PSA là kháng nguyên đặc hiệu tiền liệt tuyến

Thông thường, chỉ số nồng độ PSA trong máu của nam giới khỏe mạnh khá thấp. Khi chỉ số này tăng cao sẽ liên quan đến những rối loạn bất thường ở tiền liệt tuyến. Theo đó đây có thể là dấu hiệu của bệnh và biểu hiện sự tăng trưởng của khối u.

Mặc dù vậy ở một số trường hợp, nồng độ PSA tăng cao ngay cả khi nam giới không bị ung thư tuyến tiền liệt (có thể là dấu hiệu của phì đại tiền liệt tuyến lành tính hoặc viêm nhiễm tiền liệt tuyến,…). Vì vậy để xác định đúng bệnh bác sĩ cần thêm định lượng PSA tự do và tỷ số fPSA/TPSA.

Tỷ lệ PSA tự do/PSA toàn phần thường dùng để chẩn đoán ung thư tuyến tiền liệt nếu nồng độ PSA tự do ở trong khoảng 4-10ng/ml. Nếu tỷ lệ PSA tự do/PSA toàn phần dưới 15%, nguy cơ nam giới bị ung thư tiền liệt tuyến là rất cao.

Vì vậy bạn có thể hiểu đơn giản, xét nghiệm PSA trong ung thư tiền liệt tuyến là cách xác định bệnh, một bước quan trọng trong thăm khám và điều trị. Để hiểu rõ hơn về ưu nhược điểm, quy trình của xét nghiệm PSA bạn đọc hãy theo dõi nội dung sau.

Xét nghiệm PSA trong ung thư tiền liệt tuyến có ưu nhược điểm gì?

Xét nghiệm PSA trong ung thư tiền liệt tuyến như đã nói là một chỉ số quan trọng. Kết quả xét nghiệm PSA sẽ giúp bác sĩ chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh ung thư tiền liệt tuyến ngay từ giai đoạn đầu. Dưới đây sẽ là những ưu nhược điểm của phương pháp xét nghiệm này.

Xét nghiệm PSA sở hữu nhiều ưu điểm
Xét nghiệm PSA sở hữu nhiều ưu điểm

Ưu điểm

Xét nghiệm PSA trong ung thư tiền liệt tuyến sở hữu những ưu điểm sau:

  • Thực hiện PSA cũng giống các xét nghiệm máu khác nó khá đơn giản và không đòi hỏi quá nhiều kỹ thuật hay máy móc hiện đại.
  • Xét nghiệm PSA được thực hiện mang tính khách quan và không phụ thuộc vào người bệnh. Do vậy bạn không cần quá lo lắng hay e ngại khi thực hiện xét nghiệm, nhờ vậy anh em cũng chủ động nắm rõ tình trạng sức khỏe bản thân.
  • Sàng lọc PSA giúp bác sĩ phát hiện bệnh ung thư tiền liệt tuyến ngay từ giai đoạn đầu. Từ đó bác sĩ có phương pháp điều trị thích hợp và an toàn, hạn chế nguy cơ tử vong do bệnh gây ra.
  • Các kết quả báo cáo cho thấy số ca tử vong do ung thư tuyến tiền liệt giảm hẳn từ khi xét nghiệm PSA ra đời. Không những vậy xét nghiệm này cũng được Cục quản lý thực phẩm và thuốc Hoa Kỳ FDA đưa vào khuyến cáo thực hiện tầm soát ung thư cho nam giới trong độ tuổi 50 trở lên.

Nhược điểm

Chỉ số PSA trong ung thư tiền liệt tuyến tuy nhiều ưu điểm nhưng vẫn tồn tại một số hạn chế nhất định. Cụ thể như:

  • Ung thư tuyến tiền liệt phát triển chậm và sẽ khó lan ra ngoài phạm vi cơ quan này. Chính vì thế ngay cả khi làm xét nghiệm PSA vẫn khó phát hiện nếu bệnh ở giai đoạn đầu.
  • Các xét nghiệm PSA trong ung thư tiền liệt tuyến có thể không hoàn toàn chính xác. Ở một số trường hợp bệnh nhân sẽ gặp phải tình trạng “âm tính giả” nếu như mô ung thư không tạo ra nhiều PSA do béo phì hoặc ảnh hưởng của thuốc hóa trị. Ngược lại bạn cũng có thể “dương tính giả” nếu như tuyến tiền liệt bị viêm hoặc phì đại không phải do ung thư.
  • Chỉ số PSA cao nhưng nếu không tìm ra tế bào ung thư sẽ khiến người bệnh lo lắng, hoang mang, chính điều này khiến sức khỏe yếu đi.
  • Chi phí thực hiện xét nghiệm PSA khá cao và đây chính là nhược điểm tồn tại của phương pháp này.

Do vậy, trước khi thực hiện PSA, người bệnh cần trao đổi với bác sĩ để được tư vấn chi tiết. Đồng thời người bệnh cũng cần hỏi rõ bác sĩ về những rủi ro có thể gặp phải khi tiến hành đo chỉ số PSA.

Xét nghiệm PSA nên thực hiện trong trường hợp nào?

Các bác sĩ chuyên khoa cho biết, không phải đối tượng nào cũng được chỉ định làm xét nghiệm PSA. Theo đó phương pháp này chỉ thích hợp với một số trường hợp nhất định như:

PSA giúp sàng lọc ung thư tiền liệt tuyến
PSA giúp sàng lọc ung thư tiền liệt tuyến
  • Nam giới có tiền sử gia đình bị bệnh: Theo đó những nam giới có người thân từng mắc ung thư tiền liệt tuyến nên thực hiện sàng lọc PSA khi đủ 40 tuổi trở đi.
  • Sàng lọc ung thư tiền liệt tuyến: Với những nam giới đã ngoài 50 tuổi nên thực hiện xét nghiệm PSA định kỳ hàng năm để nhanh chóng phát hiện bệnh.
  • Theo dõi quá trình chữa bệnh ung thư: Chỉ số PSA sẽ giúp bác sĩ theo dõi sát sao quá trình điều trị ung thư cũng như khả năng tái phát bệnh nếu có. Tùy tình trạng bệnh và sức khỏe mỗi người, xét nghiệm PSA sẽ được theo dõi từ 6 đến 36 tháng sau điều trị.

Kết quả chỉ số xét nghiệm PSA trong ung thư tiền liệt tuyến

Nam giới trong vào ngoài 50 tuổi nên thực hiện xét nghiệm PSA hàng năm. Đối với nam giới 40 tuổi trở lên, từng có người thân trong gia đình mắc bệnh ung thư tiền liệt tuyến nên thực hiện sàng lọc PSA càng sớm càng tốt.

Kết quả chỉ số PSA thu được sẽ cảnh báo nguy cơ mắc bệnh một cách rõ ràng, cụ thể như sau:

Chỉ số PSA toàn phần ở những nam giới bình thường

Nam giới bình thường sẽ có nồng độ PSA toàn phần trong máu ở mức thấp, chủ yếu dưới 4 ng/mL/. Tuy nhiên, kích thước tuyến tiền liệt sẽ to lên theo từng độ tuổi, vì vậy chỉ số PSA để đánh giá sức khỏe cũng có phần khác biệt. Cụ thể là:

  • Nam giới trong độ tuổi từ 40 – 49: Nồng độ PSA ≤ 2.5 ng/mL.
  • Nam giới trong độ tuổi từ 50 – 59: Nồng độ PSA ≤ 3.5 ng/mL.
  • Nam giới trong độ tuổi từ 60 – 69: Nồng độ PSA ≤ 4.5 ng/mL.
  • Nam giới trong độ tuổi từ 70 – 79: Nồng độ PSA ≤ 6.5 ng/mL.
Nam giới bình thường sẽ có nồng độ PSA toàn phần ở mức thấp
Nam giới bình thường sẽ có nồng độ PSA toàn phần ở mức thấp

Chỉ số PSA toàn phần cảnh báo nguy cơ ung thư tiền liệt tuyến

Nồng độ PSA toàn phần trong máu tăng lên có nghĩa nguy cơ mắc ung thư tuyến tiền liệt của bạn đang ở mức cao. Giá trị giới hạn của chỉ số PSA toàn phần trong chẩn đoán ung thư thường là ≥ 4 ng/mL và độ nhạy cảm 21%, độ đặc hiệu là 91%.

Ở những người có tốc độ gia tăng chỉ số PSA toàn phần > 0.75 ng/mL/năm thường được xác định là nguy cơ cao mắc ung thư. Ngoài ra, những trường hợp có tốc độ tăng PSA < 0.75 ng/mL/năm thường được chẩn đoán có nguy cơ mắc bệnh lý về tiền liệt tuyến (phì đại hoặc viêm nhiễm).

Mặc dù vậy chỉ số PSA toàn phần trong máu tăng không có nghĩa bạn đã bị ung thư. Đôi khi đây là dấu hiệu nhận biết bệnh lý ở tuyến này, có thể là phì đại hoặc viêm tiền liệt tuyến. Do vậy để xác định ung thư bác sĩ vẫn cần làm xét nghiệm PSA tự do trong máu người bệnh.

Chẩn đoán ung thư tiền liệt tuyến qua PSA tự do/PSA toàn phần

Xác định chỉ số PSA tự do trong máu là cách để bác sĩ chẩn đoán nguy cơ mắc ung thư tiền liệt tuyến một cách chính xác. Một số trường hợp chỉ số PSA toàn phần tăng từ 4.1-10 ng/mL, kết hợp với tỷ lệ PSA tự do/PSA toàn bộ trong máu ≤ 0.155, độ nhạy 85% và độ đặc hiệu 56.5% sẽ được bác sĩ chẩn đoán mắc ung thư tiền liệt tuyến.

Chỉ số PSA tiên lượng mức độ tiến triển của bệnh ung thư

Xét nghiệm PSA trong ung thư tiền liệt tuyến ngoài dùng để chẩn đoán bệnh nó còn được bác sĩ sử dụng đánh giá mức độ tiến triển của ung thư.

  • Nồng độ PSA < 10 ng/ml: Tế bào ung thư còn khu trú trong tiền liệt tuyến.
  • Nồng độ PSA > 30 ng/ml: 80% ung thư đang ở giai đoạn thứ 3.
  • Nồng độ PSA > 50 ng/ml: 80% ung thư tuyến tiền liệt đã di căn tới bộ phận bọng tinh.
  • Nồng độ PSA > 100 ng/ml: 100% ung thư tiền liệt tuyến có di căn xa.
Chỉ số PSA giúp tiên lượng mức độ tiến triển của bệnh ung thư
Chỉ số PSA giúp tiên lượng mức độ tiến triển của bệnh ung thư

Giá trị của chỉ số PSA trong theo dõi sau điều trị ung thư

Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ (ACS) khuyến cáo, nam giới sau điều trị ung thư tiền liệt tuyến nên đi làm xét nghiệm PSA sau khoảng 608 tuần vì bệnh vẫn có khả năng tìm thấy PSA trong máu.

Sau điều trị, nồng độ PSA trong máu của người bệnh thường rất thấp. Thế nhưng ở một số trường hợp nồng độ PSA trong máu vẫn có thể phát hiện. Trường hợp xét nghiệm không phát hiện PSA sau phẫu thuật cắt tiền liệt tuyến, điều này không có nghĩa ung thư không tái phát. Chính những tế bào ung thư sẽ tạo ra PSA và bác sĩ cần chỉ định phương pháp điều trị nếu cần thiết.

Lúc này bác sĩ cần nắm rõ tốc độ PSA tăng trong máu. Nếu nồng độ PSA vẫn ổn định hoặc tăng mức độ nhẹ, người bệnh không cần điều trị thêm.

  • Sau khi người bệnh thực hiện phẫu thuật cắt bỏ tuyến tiền liệt toàn phần, lúc này chỉ số PSA phải không được tìm thấy hoặc thấp hơn 0,05 ng/ml sau 21 ngày. Trường hợp bác sĩ tìm thấy PSA xuất hiện trở lại chứng tỏ có dấu hiệu tái phát.
  • Sau điều trị nội tiết tố, nếu nồng độ PSA trở lại bình thường sau 3 tháng đây là dấu hiệu tích cực, người bệnh có khả năng sống trên 42 tháng.
  • Sau điều trị tia xạ, chỉ số PSA lúc này phải xuống dần đến mức rất thấp, cụ thể là < 1 ng/ml (PSA giảm 50% sau 6 tháng và điểm thấp nhất là sau 14-16 tháng).

Quy trình các bước thực hiện xét nghiệm PSA hiện nay

Quy trình thực hiện xét nghiệm PSA trong ung thư tiền liệt tuyến như đã nói là rất đơn giản và không yêu cầu quá nhiều về máy móc. Theo đó làm PSA sẽ khá giống với các xét nghiệm máu thông thường, gồm các bước sau:

Trước khi thực hiện: Thực hiện đo PSA thông qua kỹ thuật xét nghiệm máu, mặc dù vậy người bệnh không phải nhịn ăn sáng hay chuẩn bị gì đặc biệt trước khi lấy mẫu.

Trong khi thực hiện: Để làm xét nghiệm PSA, những kỹ thuật viên phải sát khuẩn vùng tĩnh mạch ở cánh tay của người bệnh, tiếp đến buộc dây garo vào đó, dùng xilanh sạch để lấy khoảng 3ml máu. Máu này cần được cho vào ống không hoặc ống có chứa chất chống đông là  Li-Heparin và K3-EDTA hoặc Sodium Citrat.

Bệnh phẩm đạt chuẩn sẽ là máu không bị vỡ hồng cầu. Bên cạnh đó để tránh hiện tượng bay hơi, kỹ thuật viên cần thực hiện phân tích ngay trong vòng 2 giờ. Bởi nồng độ PSA trong máu rất thấp nên việc định lượng đòi hỏi sử dụng một loại công nghệ có độ nhạy cao, cụ thể đó là kháng thể đơn dòng.

Quy trình thực hiện xét nghiệm PSA rất đơn giản
Quy trình thực hiện xét nghiệm PSA rất đơn giản

Sau khi thực hiện: Khi đã có kết quả, kỹ thuật viên sẽ đánh giá và in lên báo cáo hoặc ghi vào phiếu xét nghiệm sau đó trả cho bệnh nhân. Người bệnh nhận kết quả và thực hiện thêm những chỉ định khác theo yêu cầu của bác sĩ.

Kết quả chỉ số PSA sẽ được tính bằng ng (nanogam)/mL và không có giá trị trung bình của người khỏe mạnh. Để đánh giá chỉ số PSA một cách chính xác bác sĩ có thể dựa vào một số yếu tố khác như: Độ tuổi, kích thước thực của tuyến tiền liệt, mức độ thay đổi của nồng độ PSA, loại thuốc người bệnh đang dùng,…

Ngoài ra bác sĩ có thể chỉ định người bệnh lấy sinh thiết tiền liệt tuyến dựa trên kết quả làm PSA. Xét nghiệm này mang tính quyết định trong việc chẩn đoán bệnh lý ung thư tiền liệt tuyến.

Ở một số trường hợp, xét nghiệm PSA trong ung thư tiền liệt tuyến cần kết hợp với kiểm tra DRE để cảm nhận rõ hơn những bất thường ở cơ quan này. Hoặc người bệnh có thể phải làm thêm một số xét nghiệm khác như: Chụp CT, xạ hình xương, siêu âm PET, dùng ngón tay thăm khám trực tràng,…

Điều trị tăng PSA trong máu hiệu quả

Nếu chỉ số PSA trong máu có dấu hiệu tăng chậm hoặc nồng độ thấp, người bệnh thường không cần thực hiện điều trị. Thay vào đó bác sĩ sẽ hướng dẫn bạn quy trình kiểm tra sức khỏe cũng như làm xét nghiệm thường xuyên để theo dõi quá trình bệnh tiến triển đồng thời điều trị nếu cần.

Trường hợp PSA tăng cao (ung thư tiền liệt tuyến) người bệnh cần thực hiện phẫu thuật, hóa trị hoặc xạ trị. Tùy theo tình trạng sức khỏe, giai đoạn ung thư mà bác sĩ có thể chỉ định bạn biện pháp điều trị phù hợp và an toàn.

Với những trường hợp đã cắt bỏ tuyến tiền liệt thường không được xạ trị. Nếu người bệnh đã xạ trị trước khi phẫu thuật vẫn có thể tiến hành xạ trị thêm nhằm tiêu diệt tế bào ung thư. Tuy nhiên bạn nên nhớ, xạ trị lần 2 có thể gây ra một số tác dụng phụ.

Ngoài ra bác sĩ có thể sử dụng liệu pháp hormone để thu nhỏ kích thước khối u trước khi xạ trị nhằm đảm bảo kết quả đạt được ở mức cao. Nhờ vậy cũng nâng cao tiên lượng sống cho người bị ung thư tiền liệt tuyến.

Người bệnh ung thư tiền liệt tuyến cần được phẫu thuật điều trị
Người bệnh ung thư tiền liệt tuyến cần được phẫu thuật điều trị

Làm thế nào để ngăn ngừa tăng PSA trong máu

Các bác sĩ cho rằng không phải lúc nào cũng có thể ngăn cản PSA trong máu tăng cao. Vì thế cách tốt nhất để bảo vệ sức khỏe tổng thể nói chung và tuyến tiền liệt nói riêng là bạn cần thăm khám y tế thường xuyên, đồng thời thực hiện những điều sau:

  • Không hút thuốc lá.
  • Mỗi ngày anh em nên dành ra 30 phút để tập thể dục.
  • Chế độ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng và sinh hoạt hợp lý, lành mạnh.
  • Hạn chế sử dụng chất kích thích như rượu, cà phê, bia, trà,…
  • Đảm bảo cân nặng ở một mức hợp lý.
  • Vệ sinh cơ quan sinh dục sạch sẽ và luôn giữ nó khô thoáng.

Xét nghiệm PSA trong ung thư tiền liệt tuyến là một chỉ số quan trọng giúp ích rất nhiều trong chẩn đoán cũng như điều trị bệnh. Vì thế ngay cả khi không điều trị ung thư, nam giới vẫn nên thực hiện đo lường PSA năm 2 lần để đảm bảo an toàn.

XEM THÊM

Xem thêm

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Cây Giao Chữa Viêm Xoang: Bật Mí 2+ Phương Pháp Hiệu Quả
Cây Giao Chữa Viêm Xoang: Bật Mí Các Phương Pháp Hiệu Quả

Nội dung chínhPSA là gì? Những thông tin bạn cần biếtXét nghiệm PSA trong ung thư tiền liệt tuyến có ưu nhược điểm gì?Ưu điểmNhược...

TOP 10 Cách Trị Dị Ứng Da Mặt Bằng Mật Ong Hiệu Quả Cao
TOP 10 Cách Trị Dị Ứng Da Mặt Bằng Mật Ong Hiệu Quả Cao

Nội dung chínhPSA là gì? Những thông tin bạn cần biếtXét nghiệm PSA trong ung thư tiền liệt tuyến có ưu nhược điểm gì?Ưu điểmNhược...

TOP 5 loại thuốc tăng chất nhờn cho khớp của Nhật
Top 5 Loại Thuốc Tăng Chất Nhờn Cho Khớp Của Nhật Tốt Nhất

Nội dung chínhPSA là gì? Những thông tin bạn cần biếtXét nghiệm PSA trong ung thư tiền liệt tuyến có ưu nhược điểm gì?Ưu điểmNhược...

Đau lưng dữ dội là triệu chứng thường gặp của thận yếu
Thận Yếu Là Dấu Hiệu Cảnh Báo Bệnh Gì? Cách Khắc Phục Tốt Nhất

Nội dung chínhPSA là gì? Những thông tin bạn cần biếtXét nghiệm PSA trong ung thư tiền liệt tuyến có ưu nhược điểm gì?Ưu điểmNhược...