[Chuyên Gia Giải Đáp] Bệnh Thoái Hóa Cột Sống Có Nguy Hiểm Không?

5/5 - (3 bình chọn)

Thoái hóa cột sống là tình trạng thường gặp ở độ tuổi trung niên hoặc người già, gây ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng vận động, sinh hoạt là sức khỏe tổng thể. Nếu được phát hiện sớm và có biện pháp điều trị phù hợp, người bệnh sẽ nhanh chóng lấy lại sức khỏe, ngược lại hiện tượng này kéo dài có thể gây ra những biến chứng khác. Vậy thực chất bệnh thoái hóa cột sống có nguy hiểm không? Tìm hiểu lời giải đáp chi tiết từ chuyên gia trong nội dung dưới đây.

Bệnh thoái hóa cột sống có nguy hiểm không?

Bệnh thoái hóa cột sống là tình trạng xương khớp bị thoái hóa làm tổn thương sụn, dịch khớp khiến hệ thống xương khớp không thể hoạt động linh hoạt. Thoái hóa làm chồi xương chèn ép lên các sợi dây thần kinh, tủy sống gây ra nhiều triệu chứng đau nhức, tê liệt.

Bệnh thoái hóa cột sống có nguy hiểm không là thắc mắc của nhiều người bệnh
Bệnh thoái hóa cột sống có nguy hiểm không là thắc mắc của nhiều người bệnh

Đối với trường hợp bị thoái hóa ở đốt sống cổ sẽ thấy hiện tượng đau nhức dọc theo dây thần kinh từ đầu, cổ gáy tới vai, cánh tay. Trường hợp thoái hóa ở cột sống lưng sẽ gây đau dây thần kinh tọa từ thắt lưng, hông xuống đùi, chân. 

Các bác sĩ chuyên khoa cho biết, bệnh lý này dù xuất hiện ở vị trí nào trên cơ thể cũng RẤT NGUY HIỂM. Nó không chỉ gây đau nhức làm ảnh hưởng tới sinh hoạt mà còn có thể dẫn tới nhiều biến chứng xấu tới sức khỏe nếu không chữa trị kịp thời. 

Các biến chứng của bệnh thoái hóa cột sống

Cột sống cổ và thắt lưng là hai vị trí dễ bị thoái hóa. Tình trạng này không được điều trị dứt điểm, bệnh trở nặng sẽ gây nhiều biến chứng. Cụ thể như:

Biến chứng của bệnh thoái hóa đốt sống cổ

Đốt sống cổ bị thoái hóa có thể gây ra một số biến chứng thường gặp như:

  • Thoái hóa cột sống gây bại liệt tay: Đây là một trong những biến chứng nguy hiểm của bệnh lý này. Do thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ làm chèn ép vào tủy sống gây ra hậu quả rối loạn cảm giác tứ chi. Tình trạng này kéo dài có thể dẫn tới bại liệt một hoặc cả hai tay.
Thoái hóa cột sống cố gây đau nhức vai gáy, thậm chí làm bại liệt tay
Thoái hóa cột sống cố gây đau nhức vai gáy, thậm chí làm bại liệt tay
  • Gây thoát vị đĩa đệm cột sống cổ: Do hệ thống xương khớp tổn thương, thoái hóa khiến nhân nhầy tràn ra ngoài chèn ép lên tủy sống và rễ thần kinh dẫn tới biến chứng gây thoát vị đĩa đệm.
  • Gây thiếu máu lên não: Khi đốt sống cổ thoái hóa, rễ dây thần kinh bị chèn ép sẽ không thể hoạt động như bình thường, từ đó khiến máu bị tắc nghẽn, khó lưu thông lên não để thực hiện tốt nhiệm vụ của mình. Tình trạng này có thể khiến người bệnh dễ bị ngất xỉu, xuất huyết não thậm chí gây đột quỵ, đe dọa tới tính mạng. 

Biến chứng của bệnh thoái hóa cột sống thắt lưng

Nếu bạn còn thắc mắc bệnh thoái hóa cột sống có nguy hiểm không thì câu trả là có. Đặc biệt, khi bị thoái hóa cột sống thắt lưng ở mức độ nặng sẽ dẫn tới những biến chứng như: 

  • Đau thần kinh tọa: Đây là biến chứng thường gặp của tình trạng cột sống lưng bị thoái hóa do chồi xương chèn ép tới dây thần kinh tọa gây ra hiện tượng đau nhức dữ dội. Cơn đau thường xuất phát từ thắt lưng tới bàn chân. 
  • Cột sống bị biến dạng: Thoái hóa cột sống gây ra nhiều cơn đau dữ dội, lúc này người bệnh khó khăn trong các hoạt động đi lại, thường phải cúi người hoặc nghiêng người với di chuyển được. Tình trạng này kéo dài gây ra hậu quả cột sống biến dạng bị vẹo hoặc gù.
  • Bại liệt, mất khả năng vận động: Thoái hóa cột sống gây chèn ép lên các dây thần kinh trung tâm các chi. Tình trạng này diễn ra lâu ngày dẫn tới biến chứng làm teo cơ ở chân, thậm chí bại liệt, người bệnh mất khả năng vận động tự chủ. 

Như vậy để thấy, bệnh thoái hóa cột sống rất nguy hiểm. Do vậy, người bệnh không nên chủ quan khi phát hiện có dấu hiệu bệnh mà cần chủ động lựa chọn phương pháp điều trị dứt điểm. 

Cách phòng ngừa biến chứng thoái hóa cột sống hiệu quả

Để ngăn ngừa biến chứng thoái hóa cột sống, người bệnh cần chủ động điều trị kết hợp chăm sóc, bảo vệ xương khớp phù hợp. 

Cách điều trị thoái hóa cột sống

Có nhiều cách điều trị bệnh thoái hóa đốt sống cổ. Nếu người bệnh lựa chọn liệu pháp phù hợp giúp loại bỏ chứng bệnh thì hoàn toàn có thể ngăn ngừa được các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.

  • Mẹo trị bệnh bằng dân gian

Đây là liệu pháp sử dụng các loại thảo dược tự nhiên như xương rồng, ngải cứu, gừng, đu đủ xanh,… để làm thuốc uống hoặc đắp trực tiếp vào vùng xương khớp bị thoái hóa.

Cách chữa này có nguồn gốc từ dân gian, tuy có ưu điểm lành tính nhưng chỉ có khả năng giảm đau chứ không thể trị bệnh tận gốc.

Chữa thoái hóa cột sống bằng mẹo dân gian dễ áp dụng, tuy nhiên không thể loại bỏ căn nguyên gây bệnh
Chữa thoái hóa cột sống bằng mẹo dân gian dễ áp dụng, tuy nhiên không thể loại bỏ căn nguyên gây bệnh

Do vậy, để an toàn, người bệnh chỉ nên áp dụng mẹo chữa thoái hóa cột sống bằng thảo dược khi bệnh còn nhẹ. Trong trường hợp bệnh nặng nên lựa chọn liệu pháp khác phù hợp hơn, tránh để bệnh tiến triển nặng gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. 

  • Điều trị bằng liệu pháp chuyên khoa

Đây được xem là phương pháp tối ưu với người bệnh xương khớp bởi được thăm khám và điều trị theo chuyên khoa. Sau khi người bệnh được khám bệnh kỹ, tùy vào từng mức độ bác sĩ sẽ xây dựng phác đồ trị bệnh phù hợp để mang lại hiệu quả tốt nhất. 

Sử dụng thuốc: Phác đồ trị bệnh bằng thuốc thường được áp dụng với người bệnh nhẹ. Một số thuốc thường dùng giúp giảm đau xương khớp, tái tạo mô sụn như Paracetamol, Diclofenac, Meloxicam, Glucosamine sulfate, Chondroitin sulphate,…

Điều trị ngoại khoa: Với người bệnh thoái hóa cột sống mức độ nặng thường được bác sĩ chỉ định áp dụng các phương pháp phẫu thuật để ngăn ngừa biến chứng đe dọa tới tính mạng. 

  • Đông y điều trị bệnh thoái hóa cột sống

Theo quan điểm của Đông y, thoái hóa cột sống hình thành do phong hàn, thấp nhiệt ở bên ngoài xâm nhập.

Tình trạng này khiến kinh lạc bị bế tắc, khí huyết không lưu thông, không thể đưa dưỡng chất tới hệ thống xương khớp. Thêm vào đó can thận tổn thương khiến gân cốt suy yếu từ đó gây thoái hóa dẫn tới các triệu chứng đau nhức dữ dội. 

Thuốc Đông y trị thoái hóa cột sống mang lại hiệu quả lâu dài
Thuốc Đông y trị thoái hóa cột sống mang lại hiệu quả lâu dài

Để điều trị chứng bệnh này, nguyên tắc của Đông y là tác động vào căn nguyên. Các bài thuốc sử dụng thảo dược có khả năng bài trừ phong nhiệt, lưu thông kinh lạc, từ đó trị bệnh từ gốc, mang lại hiệu quả lâu dài. Tuy nhiên, hiệu quả của thuốc Đông y thường phụ thuộc nhiều vào cơ địa từng người bệnh.

Bệnh thoái hóa cột sống có nguy hiểm không nếu sinh hoạt điều độ?

Chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt, luyện tập khoa học là yếu tố vô cùng quan trọng giúp hỗ trợ trị bệnh hiệu quả. Nếu người bệnh thực hiện tốt sẽ góp phần quan trọng để ngăn ngừa các biến chứng thoái hóa cột sống nguy hiểm.

Chế độ dinh dưỡng phòng ngừa biến chứng

  • Bệnh nhân nên bổ sung các thực phẩm tốt cho xương khớp, giúp củng cố sụn khớp, tăng cường cột sống linh hoạt trở lại như: Xương ống, trứng gà, trái cây tươi, phô mai,…
  • Glucosamine sulfate và Chondroitin sulphate là hai thành phần quan trọng để giúp cải thiện bệnh xương khớp. Do vậy ngoài việc bổ sung bằng thực phẩm chứng năng, người bệnh hãy tăng cường các thực phẩm như sụn động vật, lòng đỏ trứng gà,…
  • Thực phẩm nhiều dầu mỡ, cay nóng, chua, mặn,…. có khả năng kích thích quá trình thoái hóa nhanh hơn. Do vậy, người bệnh cần tránh xa để bệnh không phát triển nặng hơn. 
  • Tăng cường lượng nước cho cơ thể cũng là cách hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả. Do đó, bệnh nhân hãy đảm bảo uống đủ 2,5 lít nước/ngày. 
Người bệnh nên xây dựng chế độ ăn phù hợp giúp phòng ngừa biến chứng thoái hóa cột sống nguy hiểm
Người bệnh nên xây dựng chế độ ăn phù hợp giúp phòng ngừa biến chứng thoái hóa cột sống nguy hiểm

Chế độ sinh hoạt, luyện tập phòng ngừa biến chứng

  • Người bệnh không nên ngồi quá lâu mà hãy thay đổi nhiều tư thế, di chuyển đi lại thường xuyên để giúp xương khớp được thư giãn.
  • Thường xuyên luyện tập thể dục với các bài tập, tư thế phù hợp sẽ giúp xương khớp linh hoạt, làm giãn cơ, giảm đau xương khớp, hỗ trợ trị thoái hóa cột sống hiệu quả. 
  • Người bệnh cần kiểm soát cân nặng hợp lý bởi thừa cân, béo phì sẽ tạo áp lực lên khung xương gia tăng nguy cơ biến chứng. 

Như vậy câu trả lời cho thắc mắc bệnh thoái hóa cột sống có nguy hiểm không là có. Tuy nhiên không bởi vậy mà người bệnh quá hoang mang lo lắng.

Bởi tình trạng này hoàn toàn có thể ngăn ngừa được nếu bệnh nhân sớm điều trị đúng cách kết hợp chăm sóc, bảo vệ xương khớp phù hợp. Điều quan trọng, bệnh nhân cần có thái độ tích cực để hỗ trợ quá trình trị bệnh được hiệu quả tốt nhất.

Xem thêm

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Có Nên Phẫu Thuật Thoái Hóa Cột Sống Không? Lời Khuyên Từ Bác Sĩ
Có Nên Phẫu Thuật Thoái Hóa Cột Sống Không? Lời Khuyên Từ Bác Sĩ

Nội dung chínhBệnh thoái hóa cột sống có nguy hiểm không?Các biến chứng của bệnh thoái hóa cột sốngBiến chứng của bệnh thoái hóa đốt...

Cách chữa thoái hóa cột sống từ cây xương rồng
4 Cách Chữa Thoái Hóa Cột Sống Từ Cây Xương Rồng Hiệu Quả

Nội dung chínhBệnh thoái hóa cột sống có nguy hiểm không?Các biến chứng của bệnh thoái hóa cột sốngBiến chứng của bệnh thoái hóa đốt...

Người bệnh thoái hóa cột sống nên ăn gì
[Chi Tiết] Thoái Hóa Cột Sống Nên Ăn Gì Và Kiêng Gì Để Nhanh Cải Thiện

Nội dung chínhBệnh thoái hóa cột sống có nguy hiểm không?Các biến chứng của bệnh thoái hóa cột sốngBiến chứng của bệnh thoái hóa đốt...

Yoga chữa thoái hóa cột sống
Gợi Ý 10 Bài Tập Yoga Chữa Thoái Hóa Cột Sống Hiệu Quả Nhất

Nội dung chínhBệnh thoái hóa cột sống có nguy hiểm không?Các biến chứng của bệnh thoái hóa cột sốngBiến chứng của bệnh thoái hóa đốt...