Loratadin Là Thuốc Gì? Công Dụng, Giá Bán Và Lưu Ý Khi Dùng

5/5 - (5 bình chọn)

Khi bị dị ứng thường kèm theo triệu chứng ngứa ngáy, nổi mề đay, sổ mũi, hắt hơi,… khiến cơ thể mệt mỏi và khó chịu. Lúc này, Loratadin thường được sử dụng để điều trị tình trạng này và giúp cho người bệnh cảm thấy dễ chịu hơn. Để biết thêm chi tiết về công dụng, giá bán và những lưu ý khi sử dụng bạn cần tham khảo thêm ở bài viết dưới đây.

Loratadin là thuốc gì?

Loratadin, hay còn được biết đến với cái tên Loratadine, là một loại thuốc thuộc nhóm kháng histamin H1 thế hệ thứ 2 được sử dụng rộng rãi trong việc điều trị dị ứng hiện nay. Trong một số trường hợp, loại thuốc này còn được dùng với người bị mẩn ngứa do phát ban.

Thuốc thuộc nhóm kháng histamin H1 thế hệ thứ hai
Thuốc thuộc nhóm kháng histamin H1 thế hệ thứ hai

Loratadin thuốc biệt dược có nhiều thương hiệu khác nhau, trong đối phổ biến nhất là Loratadine SPM. Thuốc được bào chế dưới nhiều dạng, ví dụ như viên nén 10mg, siro uống nồng độ 1mg/ml hay viên nén tan nhanh 10mg. Loratadine được xếp vào nhóm dược phẩm kê đơn, vì vậy bạn phải có đơn kê của bác sĩ nếu muốn mua thuốc tại các cửa hiệu bán lẻ.  

Thành phần chính và tác dụng Loratadin

Thành phần chính có trong thuốc Loratadin là hoạt chất cùng tên loratadine. Loratadine có khả năng ức chế kháng thể histamin H1 do hệ miễn dịch của cơ thể sản sinh ra khi phát hiện vật thể lạ xâm nhập trái phép. Nhờ vào cơ chế này mà các triệu chứng dị ứng như sổ mũi, ho, hắt hơi, ngứa mũi, chảy nước mắt,… được hạn chế đáng kể khi bạn dùng Loratadin.

Theo các chuyên gia y tế, loại thuốc này có những công dụng sau đây:

  • Loại bỏ cảm giác khó chịu của viêm mũi dị ứng như hắt hơi liên tục, chảy dịch mũi, ngứa ngáy mũi,…
  • Cải thiện tình trạng ngứa ngáy ngoài da do phát ban, mày đay mãn tính, dị ứng do thay đổi thời tiết, bụi mịn, phấn hoa, lông thú nuôi,…
  • Giảm tình trạng phù mạch ở mí mắt, cổ họng, mặt, mắt cá chân do dị ứng thức ăn, hóa chất, mỹ phẩm, ô nhiễm không khí gây ra.

Cách sử dụng Loratadine

Cách dùng Loratadin gồm có những vấn đề sau:

Cách dùng:

  • Đối với dạng viên nén: Người bệnh dùng trực tiếp qua đường uống. Thuốc nên dùng với nước lọc thay vì các loại chất lọc khác hoặc trộn lẫn với thức ăn.
  • Đối với viên nén tan rã nhanh: Bệnh nhân có thể uống trực tiếp với nước ấm hoặc nhai không viên nén rồi nuốt.
  • Đối với dạng siro: Người bệnh dùng cốc đong được cho sẵn, định lượng dung tích siro cần uống rồi sử dụng trực tiếp là được.
Loratadin viên nén được dùng qua đường uống
Loratadin viên nén được dùng qua đường uống

Loratadin liều dùng:

Liều lượng sử dụng thuốc phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như cân nặng, nguyên nhân gây dị ứng, tình trạng sức khỏe, độ tuổi,… Tốt nhất là bạn không nên tự ý sử dụng mà cần tham khảo ý kiến từ bác sĩ, chuyên gia y tế.

  • Đối với người trưởng thành: Sử dụng 10mg/lần, mỗi ngày 1 lần.
  • Đối với trẻ em trên 12 tuổi: mỗi ngày 1 lần với liều dùng là 10mg/lần.
  • Trẻ em trong độ tuổi từ 2 đến 12 tuổi: Nếu bệnh nhi có cân nặng trên 30kg thì dùng liều lượng như người lớn. Trong trường hợp bệnh nhi dưới 30kg thì nên sử dụng dạng siro với liều 5ml/lần/ngày.

Bảo quản:  Loratadine thích hợp bảo quản ở nhiệt độ từ 15 đến 30 độ C, thoáng mát, không phải tiếp xúc trực tiếp với độ ẩm hay ánh nắng mặt trời. Ngoài ra, bạn nên chú ý để thuốc ở những nơi mà trẻ nhỏ không thể với tới được.

Chỉ định và chống chỉ định

Loại thuốc này được chỉ định trong những trường hợp sau đây:

  • Trẻ em từ 2 tuổi trở lên, người trưởng thành có cân nặng trên 30kg.
  • Người gặp phải tình trạng viêm mũi dị ứng, viêm kết mạc, viêm mũi vận mạch.
  • Người bị nổi mày đay, dị ứng thuốc hay thức ăn lạ, côn trùng cắn, ngứa ngáy ngoài da.
  • Người bị phù Quicken thể nhẹ và nặng.

Bên cạnh đó, Loratadin chống chỉ định với những đối tượng dưới đây:

  • Trẻ em dưới 2 tuổi, người trưởng thành dưới 30kg.
  • Quá mẫn cảm với loratadine hoặc những loại dược phẩm tương tự khác như clorpheniramin.
  • Người có tình trạng hen suyễn cấp tính, tắc bàng quang, phì đại tuyến tiền liệt, hẹp môn vị và glocom góc hẹp.    

Xem thêm

Người quá mẫn cảm với thành phần thuốc không nên sử dụng
Người quá mẫn cảm với thành phần thuốc không nên sử dụng

Lưu ý cần biết khi sử dụng Loratadin

Trong quá trình sử dụng Loratadine, bạn cần lưu ý một số những vấn đề dưới đây:

  • Đọc kỹ thông tin hướng dẫn có in trên bao bì sản phẩm. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào thì bạn nên trực tiếp hỏi bác sĩ hoặc chuyên gia y tế.
  • Không nên tự ý giảm liều, tăng hoặc thay đổi liều khi chưa có chỉ định từ chuyên gia. Bạn cũng cần thông báo cho bác sĩ nếu bạn đang sử dụng các loại thuốc bôi, uống điều trị nào khác.
  • Loratadine có thể tương tác với các thuốc sau: Abacavir, thuốc kháng sinh, thuốc huyết áp, thuốc chống động kinh, thuốc loạn thần,…
  • Thuốc Loratadin nên sử dụng thận trọng với người bị suy thận, suy gan hoặc người cao tuổi có sức khỏe kém.
  • Một số tác dụng không mong muốn của thuốc là: Đau đầu, chóng mặt, trầm cảm, khô miệng, viêm kết mạc, trống ngực, rối loạn kinh nguyệt, nhịp tim nhanh, nổi mề đay, sốc phản vệ.  Đối với những trường hợp nhẹ thì có thể giảm xuống liều thấp nhất tuy nhiên việc thông báo cho bác sĩ vẫn cần thiết hơn cả.
  • Khi quá liều bạn có thể gặp phải các triệu chứng như buồn ngủ, nhức đầu, nhịp tim nhanh,.. Biện pháp xử lý thường thấy là móc họng gây nôn, dùng than hoạt tính hoặc rửa ruột. 

Một số câu hỏi liên quan đến Loratadine

Bên cạnh một số vấn đề thường gặp như Loratadin thuộc nhóm nào, Loratadin 10mg liều dùng, thành phần thuốc, tác dụng phụ,… nhiều người còn thắc mắc những câu hỏi sau đây:

1. LoratadineSPM 10mg là thuốc gì?

Loratadine SPM 10mg là thuốc biệt dược chống dị ứng nhờ vào khả năng kháng histamin được bán phổ biến ở nước ta. Đây có thể xem là thương hiệu nổi bật và được nhiều người Việt Nam tin dùng. SPM có dạng bào chế chính là viên nén khối lượng 10mg, có màu trắng đục và được dùng trực tiếp qua đường uống.

2. Uống Loratadin có gây buồn ngủ không?

Loại thuốc này không có khả năng tác động lên thần kinh trung ương, vì vậy không gây ra hiện tượng buồn ngủ khi sử dụng. Tuy nhiên, điều này chỉ đúng khi người bệnh dùng đúng và đủ liều theo chỉ định của bác sĩ. Nếu lạm dụng Loratadine hoặc uống quá liều thì người bệnh có thể bị buồn ngủ, tinh thần lơ mơ hoặc giảm sự tập trung.

Người bệnh có cảm giác buồn ngủ khi quá liều hoặc lạm dụng thuốc
Người bệnh có cảm giác buồn ngủ khi quá liều hoặc lạm dụng thuốc

3. Loratadin có dùng được cho bà bầu vừ phụ nữ cho con bú không?

Hiện nay vẫn chưa có nhiều nghiên cứu chính thống chứng minh được tác hại của việc sử dụng loại thuốc này đối với thai phụ hay người đang cho con bú. Tuy nhiên, vì hoạt chất loratadine có thể đi vào trong sữa mẹ và nhau thai nên các chuyên gia không khuyến khích người bệnh trong những trường hợp này sử dụng.

Trong trường hợp bất khả kháng thì bệnh nhân phải được theo dõi bởi nhân viên y tế và có chế độ chăm sóc, nghỉ ngơi hợp lý. 

Loratadine có giá bao nhiêu? Mua ở đâu?

Giá thành của thuốc dị ứng Loratadin còn phụ thuộc vào đơn vị sản xuất, nhu cầu thị trường, định lượng, thuế VAT,… Dưới đây là thông tin cập nhật về giá cả bạn đọc có thể tham khảo: 

  • Viên nén Loratadin 10mg giá bán lẻ dao động từ 1.000 VNĐ đến 2.000 VNĐ.
  • Giá một hộp 2 vỉ x 10 viên x 10mg/viên có giá khoảng 20.000 VNĐ đến 25.000 VNĐ.
  • Giá một lọ siro dạng uống dung tích 60ml có giá bán khoảng 19.000 VNĐ đến 22.000 VNĐ.

Loại thuốc này được Bộ Y Tế cấp phép lưu hành toàn quốc nên bạn có thể tìm mua sản phẩm tại các nhà thuốc bán lẻ trên cả nước một cách dễ dàng. Ngoài ra, bạn còn có thể đặt mua tại các trang web dược phẩm online. Tuy nhiên, để hạn chế tình trạng hàng kém chất lượng hay hàng giả, nhái, bạn nên kiểm tra kỹ lưỡng sản phẩm và lựa chọn nơi uy tín, có đầy đủ giấy tờ cần thiết.

Loratadin là một trong những sản phẩm kháng histamin điều trị dị ứng, viêm mũi dị ứng được dùng phổ biến. Việc nắm rõ những thông tin liên quan đến thuốc có thể giúp bạn sử dụng đúng đắn và hiệu quả hơn, hạn chế tối đa nguy cơ về tương tác thuốc hay tác dụng không mong muốn.

Xem thêm

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Betadine: Dung Dịch Sát Khuẩn & Những Lưu Ý Khi Sử Dụng Cần Biết
Betadine: Dung Dịch Sát Khuẩn Và Những Lưu Ý Khi Sử Dụng Cần Biết

Nội dung chínhLoratadin là thuốc gì?Thành phần chính và tác dụng LoratadinCách sử dụng LoratadineChỉ định và chống chỉ địnhLưu ý cần biết khi sử...

Natri Clorid Là Gì? Thành Phần Chính, Công Dụng, Cách Dùng & Lưu Ý
Natri Clorid Là Gì? Thành Phần Chính, Công Dụng, Cách Dùng Và Lưu Ý

Nội dung chínhLoratadin là thuốc gì?Thành phần chính và tác dụng LoratadinCách sử dụng LoratadineChỉ định và chống chỉ địnhLưu ý cần biết khi sử...

Aerius Là Thuốc Gì? Tác Dụng, Liều Dùng Và Những Lưu Ý Quan Trọng
Aerius Là Thuốc Gì? Tác Dụng, Liều Dùng Và Những Lưu Ý Quan Trọng

Nội dung chínhLoratadin là thuốc gì?Thành phần chính và tác dụng LoratadinCách sử dụng LoratadineChỉ định và chống chỉ địnhLưu ý cần biết khi sử...

Ibuprofen Là Thuốc Gì? Tác Dụng Phụ Và Những Lưu Ý Quan Trọng

Nội dung chínhLoratadin là thuốc gì?Thành phần chính và tác dụng LoratadinCách sử dụng LoratadineChỉ định và chống chỉ địnhLưu ý cần biết khi sử...