Nổi Mề Đay Ở Mặt Do Đâu? Các Triệu Chứng Và Cách Điều Trị An Toàn

4.7/5 - (3 bình chọn)

Nổi mề đay ở mặt không chỉ gây ra cảm giác ngứa ngáy khó chịu cho bệnh nhân mà còn tác động không ít tới thẩm mỹ, ngoại hình, đặc biệt là các chị em. Vậy khi gặp phải bệnh lý này, cần làm gì để điều trị hiệu quả an toàn? Phòng ngừa như thế nào? 

Bệnh nổi mề đay ở mặt là gì, nguy hiểm không?

Nổi mề đay ở mặt thuộc nhóm bệnh lý về da liễu có nhiều ảnh hưởng tới làn da cũng như thẩm mỹ trên gương mặt. Da xuất hiện các vết sần, ngứa ngáy và ửng đỏ.

Tại Việt Nam, tỷ lệ người mắc bệnh lý này đang ngày càng tăng cao, trong đó có tới khoảng 20% người bị mề đay trên mặt ít nhất 1 lần và thường bệnh sẽ kéo dài trong khoảng 6 tuần. Nhưng đồng thời, mề đay ở mặt cũng sẽ có diễn biến rất phức tạp và chuyển nặng khá nhanh nếu bệnh nhân không có cách chữa trị kịp thời.

Hiện nay, y học đánh giá mề đay ở mặt là chứng bệnh không khó điều trị, không đe dọa tới tính mạng nhưng gây ra những cản trở lớn đối với người bệnh khi liên tục bùng phát những đợt ngứa ngáy, đồng thời còn làm ảnh hưởng nhiều tới thẩm mỹ của gương mặt. Đặc biệt những người có công việc thường xuyên phải gặp mặt khách hàng sẽ mang cảm giác tự tin, lo ngại.

Mặc dù không quá nguy hiểm nhưng nổi mề đay, mẩn ngứa ở mặt sẽ có nguy cơ gây ra tình trạng sưng phù ở cổ họng, gây sốt cao liên tục và thậm chí còn cản trở đường thở, khiến bệnh nhân hô hấp kém. Vì vậy, nếu bạn thấy làn da có các triệu chứng của mề đay, cần nhanh chóng tới bệnh viện để được thăm khám kịp thời.

Hình ảnh nổi mề đay ở mặt
Hình ảnh nổi mề đay ở mặt

Nổi mề đay ở mặt do nguyên nhân nào gây ra?

Các chuyên gia về da liễu cho biết, nổi mề đay trên mặt có thể xảy ra bởi nhiều nguyên nhân. Nắm rõ yếu tố gây bệnh sẽ giúp chúng ta có thể điều trị một cách tốt nhất.

Nổi mề đay trên mặt do dị ứng

Theo đó, nổi mề đay chủ yếu do cơ thể mẫn cảm với các tác nhân kích thích, hình thành các phản ứng kích ứng trực tiếp trên da. Cụ thể những yếu tố gây dị ứng có thể kể tới là:

  • Dị ứng mỹ phẩm: Các chị em phụ nữ thường sử dụng không ít loại mỹ phẩm khác nhau. Tuy nhiên, có một số sản phẩm chứa các thành phần như hương liệu, dầu khoáng, chất bảo quản sẽ gây kích ứng ở những người có da mẫn cảm. Đặc biệt, lạm dụng mỹ phẩm cũng sẽ dễ khiến da bị “ngạt thở”, hình thành kích ứng nổi mề đay, nếu chậm trễ xử lý sẽ dễ để lại các vết sẹo khó mờ trên da.
  • Dị ứng thuốc: Một vài loại thuốc điều trị khi dùng lâu dài có thể gây ra nổi mề đay ở trên mặt hoặc toàn cơ thể. Theo đó, các loại thuốc hạ sốt, chống viêm, giảm đau hoặc thuốc kháng sinh là nhóm thuốc có nguy cơ cao nhất. Khi này, bệnh nhân không chỉ bị nổi mẩn ngứa, sần da, ửng đỏ mà còn tiêu chảy, nôn mửa, khó thở,…
  • Do thực phẩm: Có khá nhiều người cơ địa mẫn cảm, rất dễ bị kích ứng bởi các loại thực phẩm có lượng protein cao. Đặc biệt là sữa, đậu phộng, trứng, hải sản rất dễ gây nổi mề đay.
  • Các yếu tố gây dị ứng nổi mề đay khác: Ngoài những tác nhân gây bệnh trên, chúng ta còn có nguy cơ bị nổi mề đay trên mặt do tiếp xúc với lông động vật, rệp, lông động vật, bụi bẩn ở môi trường sống và làm việc hàng ngày.
Bệnh có thể xảy ra do dị ứng thuốc
Bệnh có thể xảy ra do dị ứng thuốc

Côn trùng cắn

Có thể bạn chưa biết, chứng nổi mề đay trên mặt còn có thể do nọc độc của số ít côn trùng châm đốt. Mặc dù có thể không gây tác động xấu cho sức khỏe nhưng lại làm làn da bị sưng phù, mẩn ngứa và đỏ rát rất nhiều.

Theo đó, kiến ba khoang và sâu bọ là nhóm động vật dễ gây nổi mề đay ngứa ở mặt phổ biến nhất, đặc biệt là khi bạn có làn da dễ mẫn cảm.

Triệu chứng đầu tiên khi bị côn trùng cắn đó là cảm giác da châm chích, xuất hiện cảm giác nóng rát, tiếp theo sẽ là các dấu hiệu thường thấy của bệnh nổi mề đay, đó là: Da phát ban, mặt sưng phù và mẩn ngứa, các triệu chứng có thể nhanh chóng lan ra khắp cơ thể. Nguy hiểm nhất khi bạn gặp phải côn trùng có nọc độc mạnh khiến xuất hiện sốc phản vệ.

Tiếp xúc với tia cực tím

Hàng ngày, khi làn da tiếp xúc nhiều với ánh mặt trời sẽ bị các tia cực tím trong đó tác động không ít, dù bạn áp dụng các cách dùng kem chống nắng, mũ nón che chắn sẽ vẫn bị ảnh hưởng.

Y học cho biết, các tia UV trong ánh nắng bạn tiếp xúc hàng ngày hoàn toàn có khả năng làm làn da bị sần ngứa nổi mề đay, khiến da lão hóa nhanh chóng hơn, xuất hiện nhiều hắc sắc tố melanin và làn da tổn thương sẽ mất nhiều thời gian để phục hồi.

Ngay khi làn da mẫn cảm tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời trong nhiều giờ, làn da sẽ có các biểu hiện ửng đỏ, da ngứa và nổi sần, thậm chí là bỏng rát. Theo đó, da có thể cải thiện sau 2 -3 tuần chăm sóc đúng cách.

Tiếp xúc quá lâu với ánh nắng cũng có thể làm nổi mề đay ở mặt
Tiếp xúc quá lâu với ánh nắng cũng có thể làm nổi mề đay ở mặt

Do vấn đề tuổi tác

Theo thống kê cho thấy, phụ nữ và trẻ nhỏ là nhóm đối tượng có nguy cơ bị nổi mề đay trên mặt cao hơn cả. Vấn đề này là do trẻ nhỏ có sức đề kháng và miễn dịch còn non yếu, trong khi nội tiết tố của nữ giới dễ bị rối loạn cùng với thói quen sử dụng các loại mỹ phẩm. Vì vậy, tỷ lệ mắc mề đay trên mặt sẽ cao hơn phái mạnh.

Thời tiết thất thường

Nguyên nhân cuối cùng chúng tôi muốn chia sẻ với các bạn đó là vấn đề thời tiết thay đổi thường xuyên, cơ thể không kịp phản ứng sẽ xảy ra các kích ứng, không chỉ mặt mà toàn thân đều bị phát ban, ngứa ngáy vô cùng khó chịu.

Tìm hiểu: Bệnh Nổi Mề Đay Ở Tay – Nguyên Nhân, Biểu Hiện, Cách Chữa An Toàn

Các biểu hiện thường gặp khi bị nổi mề đay trên mặt

Mề đay trên mặt rất dễ nhận biết và phân biệt với các bệnh lý khác. Dưới đây là một số triệu chứng cụ thể bạn nên ghi nhớ:

  • Làn da có cảm giác nóng ran, da càng lúc càng đỏ và cảm thấy khá nóng, giống như phát sốt.
  • Vùng da bị sưng, nổi sần, đặc biệt ở vùng môi, tai và mắt sẽ sưng phù giống ong đốt.
  • Cơn ngứa bắt đầu có cảm giác rõ rệt hơn, da châm chích rất khó chịu khiến bệnh nhân muốn cho tay lên gãi.
  • Ngoài ra, mặt khi bị nổi mề đay còn bị khô sần hơn, da dễ bong tróc và nặng hơn chính là các nốt mụn trứng nhỏ như đầu tăm hình thành trên da.
  • Cũng có những trường hợp đặc biệt sẽ có thêm cả tình trạng nôn, buồn nôn và hoa mắt, chóng mặt.
Bệnh nhân ngứa ngáy và sần đỏ da
Bệnh nhân ngứa ngáy và sần đỏ da

Cách trị nổi mề đay trên mặt tốt nhất hiện nay

Thực tế có không ít người khi bị nổi mề đay trên mặt có thể tự khỏi sau vài giờ. Nhưng cũng có những bệnh nhân nếu không có các cách chăm sóc phù hợp sẽ khiến các triệu chứng ngày càng nặng hơn, thậm chí còn để lại sẹo trên da về sau rất khó điều trị.

Hiện nay, có các cách chữa dị ứng nổi mề đay ở mặt như sau:

Dùng thuốc Tây

Sử dụng tân dược là biện pháp được đông đảo bệnh nhân áp dụng khi bị nổi mề đay ở mặt. Thuốc Tây cho hiệu quả nhanh chóng, rõ rệt nhưng không thể tùy tiện sử dụng khi chưa có chỉ định của các bác sĩ.

Hiện nay, các bác sĩ thường chỉ định cho người bệnh dùng những loại thuốc sau:

  • Thuốc bôi ngoài da chứa corticoid: Đây là thuốc được dùng rất nhiều trong các bệnh lý ngoài da, đặc biệt là nổi mề đay. Khi bệnh nhân bị mẩn ngứa sần đỏ nặng, bệnh chuyển sang giai đoạn mãn tính sẽ thường cần tới thuốc corticoid. Lúc này, thuốc sẽ giúp ngăn chặn tình trạng viêm nhiễm, dị ứng, da dịu đi cảm giác khó chịu. Tuy nhiên, thuốc có liều lượng khá mạnh nên cần phải sử dụng theo sự theo dõi sát sao của các bác sĩ.
  • Kháng Histamin H1: Để ngăn chặn cơ thể tiếp tục sản sinh Histamin quá mức làm bệnh nổi mề đay ở mặt ngày càng nặng nề hơn, thuốc kháng H1 rất cần thiết. Khi các dược chất đi vào cơ thể, bệnh nhân sẽ thấy các triệu chứng ngứa rát, sần đỏ khó chịu thuyên giảm nhanh chóng.
  • Thuốc giúp ức chế hệ miễn dịch: Với những bệnh nhân có biểu hiện sưng phù trên da, thường có cảm giác nóng rát sẽ được chỉ định uống thuốc ức chế miễn dịch. Đa số sẽ là thuốc cyclosporine, tacrolimus hoặc mycophenolate.
  • Nước muối NaCl 0,9%: Bên cạnh các loại thuốc trên, nước muối cũng được các bác sĩ hướng dẫn bệnh nhân sử dụng thường yên để có thể loại bỏ các vi khuẩn gây viêm nhiễm trên da, giảm ngứa ngáy rõ rệt.
  • Kết hợp kem dưỡng chuyên dụng: Nếu làn da bị khô ráp, dễ dàng bong tróc và châm chích, các bác sĩ sẽ chỉ định cho bệnh nhân dùng kem dưỡng phù hợp để giúp làn da luôn có độ ẩm tốt, tạo hàng rào bảo vệ hiệu quả cho da.

Khi người bệnh dùng thuốc trị nổi mề đay ở mặt, cần lưu ý tới liều lượng sử dụng và đúng với đơn thuốc của bác sĩ. Không tự ý thay đổi đơn hoặc dừng uống thuốc ngắt quãng khiến bệnh chuyển biến xấu.

Nhóm thuốc Tây chữa nổi mề đay mặt gồm cả uống và bôi
Nhóm thuốc Tây chữa nổi mề đay mặt gồm cả uống và bôi

Đông y điều trị nổi mề đay ở mặt an toàn

Cùng với thuốc Tây, Đông y cũng là cách điều trị được đông đảo bệnh nhân đánh giá cao. Theo đó, các bài thuốc này đều tận dụng nguồn dược liệu thiên nhiên quý hiếm, lành tính, đi sâu vào gốc rễ gây bệnh để triệt tiêu mề đay nhanh chóng đồng thời bồi bổ cơ thể.

Các vị thuốc thường được dùng là: Bồ công anh, cà gai, tơ hồng xanh, diệp hạ châu, hạ khô thảo, sài hồ nam, kim ngân cành, hồng hoa, ngải cứu, cúc tần, xuyên khung, phòng phong,….

Tùy vào tình trạng bệnh và cơ địa mỗi người sẽ được các thầy thuốc kê đơn phù hợp. Thuốc Đông y trị mề đay nhìn chung cho hiệu quả tốt, phù hợp với nhiều đối tượng bệnh nhân nhưng sẽ cần sử dụng kiên trì theo đúng liều lượng để đạt kết quả tốt nhất. Đồng thời, cần tới các phòng khám Y học cổ truyền uy tín, được nhiều bệnh nhân tin tưởng để đảm bảo có bài thuốc đạt công dụng cao, an toàn cho sức khỏe.

Các mẹo dân gian

Ngoài 2 hướng điều trị trên, nổi mề đay ở mặt còn có thể cải thiện bằng các mẹo dân gian khá tốt. Dân gian từ xa xưa đã tận dụng không ít nguyên liệu tự nhiên để khắc phục các bệnh lý da liễu, đặc biệt là mặt bị nổi mề đay. Có thể kể tới như:

  • Nha đam: Nha đam hay còn gọi là lô hội có chứa nhiều nước, nhiều dưỡng chất giúp bổ sung độ ẩm cho da, hạn chế sự tấn công của vi khuẩn, chấm viêm và phục hồi làn da bị tổn thương thông qua axit amin. Bôi gel nha đam lên da sẽ giúp giảm nhanh triệu chứng ngứa rát, sần đỏ, da phục hồi khỏe mạnh hơn.
  • Lá khế: Nhắc đến các mẹo trị mề đay mặt không thể bỏ qua lá khế, đây là nguyên liệu có nhiều vitamin C với công dụng phục hồi làn da bị tổn thương, giảm ngứa ngáy, sưng phù đã được y học ghi nhận. Bạn chỉ cần rửa sạch lá khế, ngâm nước muối và đem đi nấu nước để rửa mặt hàng ngày sẽ thấy da cải thiện rõ rệt.
  • Dưa chuột và yến mạch: Yến mạch có tác dụng làm giảm các triệu chứng viêm nhiễm, tăng cường tái tạo da và đẩy lùi triệu chứng ngứa ngáy thông qua lượng lớn các khoáng chất, chất chống oxy hóa. Trong khi đó dưa leo cung cấp nước cho da, làm dịu da và giảm sưng phù. Bạn có thể xay nhuyễn dưa leo với bột yến mạch rồi đắp lên da như mặt nạ thông thường để trị mề đay ở mặt.
Lá khế cải thiện bệnh khá tốt và an toàn
Lá khế cải thiện bệnh khá tốt và an toàn

Chia sẻ một số biện pháp phòng ngừa mề đay trên mặt

Bên cạnh việc tìm hiểu các nguyên nhân, biểu hiện và cách chữa nổi mề đay ở mặt, các bạn cũng nên lưu lại cho mình những phương pháp phòng ngừa mề đay hữu hiệu sau đây:

  • Sử dụng mỹ phẩm một cách hợp lý, không nên lạm dụng cùng lúc nhiều sản phẩm và tránh dùng những loại mỹ phẩm trôi nổi ngoài thị trường không có nguồn gốc xuất xứ.
  • Hàng ngày cần rửa mặt sạch sẽ hai lần, ưu tiên dùng nước có độ ấm vừa đủ để làm sạch da.
  • Với những người có cơ địa dễ dị ứng, cần tránh các tác nhân: Lông động vật, phấn hoa, nước hoa, những nơi có nhiều khói bụi ô nhiễm hay các thực phẩm dễ gây kích ứng.
  • Cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cho cơ thể, đặc biệt là vitamin và khoáng chất thông qua trái cây, rau củ quả tươi. Đặc biệt là kẽm và vitamin C đều rất cần thiết cho da.
  • Khi phải hoạt động lâu dưới trời nắng, nên che chắn cho da cẩn thận, bôi kem chống nắng và thoa lại sau mỗi 4h để ngăn chặn tác hại từ tia UV.
  • Vào những ngày thời tiết hanh khô, bạn nên cấp ẩm đầy đủ cho da bằng các sản phẩm kem dưỡng phù hợp.
  • Luôn duy trì thói quen uống đủ 2l nước mỗi ngày.

Qua bài viết này, chúng tôi đã chia sẻ chi tiết tới bạn đọc những thông tin quan trọng nhất, đáng lưu ý nhất về bệnh nổi mề đay ở mặt. Đây không phải bệnh da liễu quá nguy hiểm nhưng dễ kéo dài dai dẳng khi chúng ta không có các biện pháp điều trị đúng cách và kịp thời. Ngoài chế độ ăn uống, cần lưu ý tới thói quen sinh hoạt hàng ngày để bảo vệ tốt cho làn da. Đồng thời, nếu nhận thấy những triệu chứng dị ứng ở trên da, nên sớm tới các cơ sở y tế để thăm khám từ sớm.

Thông tin hữu ích: 

XEM THÊM

Xem thêm

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

“Nổi mề đay có lây không” Hoàn toàn không lây nhiễm
Nổi Mề Đay Có Lây Không? Phòng Ngừa Bệnh Như Thế Nào?

Nội dung chínhBệnh nổi mề đay ở mặt là gì, nguy hiểm không?Nổi mề đay ở mặt do nguyên nhân nào gây ra?Nổi mề đay...

Tổng Hợp 5+ Cách Chữa Nổi Mề Đay Sau Sinh Hiệu Quả
Tổng Hợp 5+ Cách Chữa Nổi Mề Đay Sau Sinh Hiệu Quả

Nội dung chínhBệnh nổi mề đay ở mặt là gì, nguy hiểm không?Nổi mề đay ở mặt do nguyên nhân nào gây ra?Nổi mề đay...

Nổi Mề Đay Có Kiêng Gió Không? Chăm Sóc Ra Sao Nhanh Khỏi?
Nổi Mề Đay Có Kiêng Gió Không? Chăm Sóc Ra Sao Nhanh Khỏi?

Nội dung chínhBệnh nổi mề đay ở mặt là gì, nguy hiểm không?Nổi mề đay ở mặt do nguyên nhân nào gây ra?Nổi mề đay...

Nổi mề đay do dị ứng thời tiết
Nổi Mề Đay Do Dị Ứng Thời Tiết Là Gì? Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị

Nội dung chínhBệnh nổi mề đay ở mặt là gì, nguy hiểm không?Nổi mề đay ở mặt do nguyên nhân nào gây ra?Nổi mề đay...