Bệnh Gai Khớp Gối: Giải Pháp “Vàng” Trong Việc Điều Trị Bệnh Hiệu Quả

5/5 - (10 bình chọn)

Bệnh gai khớp gối hình thành do quá trình thoái hóa khớp gối gây nên. Khi tình trạng khớp gối tổn thương sẽ khiến các gai xương chèn ép lên dây thần kinh, gây ra các cơn đau nhức khó chịu và làm ảnh hưởng tới khả năng vận động của người bệnh. Bài viết dưới đây của chúng tôi sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về nguyên nhân, dấu hiệu cũng như giải pháp cải thiện bệnh lý này một cách hiệu quả nhất.

Bệnh gai khớp gối là gì? Có mấy giai đoạn?

Một trong những dấu hiệu dễ nhận thấy nhất của tình trạng bệnh thoái hóa khớp ở gối là xuất hiện gai khớp gối. Gai khớp gối – những mảnh xương được hình thành ở xương dưới sụn khiến cho khớp bị biến dạng.

Cơ chế dẫn đến tình trạng này do phản ứng nhầm lẫn giữa quá trình tăng trưởng và hình thành xương mới.

Cơ thể nhận thấy có các xương thoái hóa và cần tăng trưởng để bù đắp lại. Nhưng thay vì hình thành một cách đúng đắn thì bề mặt xương lại bị thay đổi, mọc thành các gai xâm lấn vào sụn khiến cho các dây thần kinh xung quanh bị ảnh hưởng.

Bệnh gai khớp gối không chỉ khiến người bệnh phải chịu nhiều đau đớn mà còn ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.

Gai khớp gối thực chất là quá trình thoái hóa khớp
Gai khớp gối thực chất là quá trình thoái hóa khớp

Hiện nay, chuyên khoa xương khớp chia bệnh gai khớp gối thành 4 giai đoạn:

  • Giai đoạn 1: Gai xương mọc nhỏ và người bệnh chỉ có cảm giác đau âm ỉ khi đi bộ nhiều, leo cầu thang…
  • Giai đoạn 2: Gai xương mọc to hơn nhưng bề mặt sụn chưa bị xâm lấn và cảm giác đau tăng dần lên.
  • Giai đoạn 3: Gai xương bắt đầu xâm lấn sụn và khiến cho khớp xương bị biến dạng.
  • Giai đoạn 4: Gai xương xuất hiện nhiều, kích thước lớn, sụn bị phá hủy, các dây thần kinh bị đè ép, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người bệnh.

Nguyên nhân dẫn đến bệnh gai khớp gối

Mặc dù gai khớp gối là biểu hiện của thoái hóa khớp, thường gặp ở lứa tuổi trung niên. Tuy nhiên, nếu có sự thay đổi bất thường về nội tiết hoặc chuyển hóa chất trong cơ thể, tác động cơ học thì thanh niên cũng sẽ gặp tình trạng thoái hóa khớp, từ đó có nguy cơ mắc bệnh gai khớp gối.

Nguyên nhân dẫn đến bệnh gai khớp gối
Nguyên nhân dẫn đến bệnh gai khớp gối

Nhìn chung, nguyên nhân dẫn đến bệnh bao gồm:

  • Lão hóa: Lão hóa là quá trình sinh hóa tự nhiên của cơ thể. Các cơ quan bắt đầu bị suy giảm chức năng, khớp gối cũng không ngoại lệ.
  • Rối loạn chuyển hóa, nội tiết: Sự thay đổi trong nội tiết và chuyển hóa chất khiến cho chức năng sinh lý khớp bị rối loạn, thoái hóa dần. Cho nên phụ nữ ở thời kỳ mãn kinh thường dễ hình thành gai xương nhanh hơn so với nam giới.
  • Dị tật bẩm sinh: Khớp xương bị biến dạng do dị tật bẩm sinh dẫn đến quá trình cân bằng tăng trưởng, hủy hoại của xương bị ảnh hưởng, từ đó tăng nguy cơ mắc bệnh gai khớp gối.
  • Di truyền: Các chuyên gia đã nghiên cứu và nhận thấy gen là một trong những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh gai khớp gối. Những người có ông bà và cha mẹ từng bị gai khớp gối có tỷ lệ mắc bệnh cao hơn so với người thường.
  • Chấn thương: Người bệnh từng bị chấn thương do tai nạn lao động, tai nạn giao thông nếu không được khắc phục kịp thời sẽ khiến sụn bị tổn thương và khớp biến dạng.
  • Do áp lực lên xương: Người bị thừa cân, hay mang vác đồ vật nặng, lao động chân tay nặng nhọc có thể khiến xương thường xuyên gặp áp lực nặng. Từ đó tình trạng thoái hóa diễn ra nhanh chóng và hình thành gai khớp gối sớm hơn.

Xét đến cơ chế gây bệnh, có thể thấy những đối tượng dễ mắc gai khớp gối bao gồm:

  • Người trung niên trên 40 tuổi, phụ nữ có tỷ lệ mắc bệnh cao hơn nam giới
  • Người từng bị chấn thương và để lại di chứng
  • Người mắc các bệnh lý như viêm khớp, thoái hóa khớp, đái tháo đường…
  • Người lao động chân tay nặng nhọc, thường xuyên phải di chuyển
  • Người béo phì

Theo thống kê của Hội thấp khớp học Việt Nam, độ tuổi mắc bệnh gai khớp gối ngày càng trẻ hóa. Thông thường, độ tuổi dễ mắc bệnh nhất là 40 – 60 tuổi. Tuy nhiên hiện nay, độ tuổi từ 27 – 45 tuổi cũng chiếm tỷ lệ tương đối lớn. Ngoài ra, phụ nữ là đối tượng dễ mắc bệnh hơn so với nam giới.

Dấu hiệu nhận biết gai khớp gối

Gai khớp gối khiến cho các mô, dây thần kinh tại chân bị chèn ép, đồng thời phá hủy lớp sụn nên ở người mắc bệnh thường có triệu chứng khó chịu.

Người bệnh thường xuyên cảm thấy đau nhức, cứng khớp gối
Người bệnh thường xuyên cảm thấy đau nhức, cứng khớp gối

Một số triệu chứng bệnh gai khớp gối thường gặp như:

  • Đau nhức khớp: Ngay ở giai đoạn đầu tiên, người bệnh đã có biểu hiện đau nhức âm ỉ ở khớp khi hoạt động nhiều. Điều này là do gai xương bắt đầu hình thành và làm tăng ma sát giữa các khớp xương. Càng ở giai đoạn sau thì tình trạng nhức khớp càng tăng lên, biểu hiện rõ rệt hơn ngay cả khi không vận động.
  • Khớp sưng và cứng: Gai khớp mọc càng lớn thì khớp xương càng dễ bị biến dạng và sưng phồng. Người bệnh có thể cảm nhận rõ hơn tình trạng sưng khớp khi sờ vào đầu gối. Ngoài ra, người bị gai khớp gối cũng thường bị cứng khớp, nhất là vào buổi sáng.
  • Tiếng kêu khi chuyển động: Xương ngày càng cứng, sụn khớp bị phá hủy và tràn dịch khiến cho khớp không được bôi trơn và tăng ma sát. Do đó người bị bệnh gai khớp gối thường nghe thấy tiếng kêu ở xương khi cử động, di chuyển.
  • Tê bì chân: Khi bệnh diễn tiến theo chiều hướng xấu, các gai xâm lấn sụn và chèn ép dây thần kinh nghiêm trọng hơn. Điều này sẽ khiến bệnh nhân có biểu hiện tê bì, thậm chí mất hẳn cảm giác ở chân.

Khi có những biểu hiện đầu tiên như đau khớp, cứng khớp bất thường, người bệnh nên đến bệnh viện thăm khám và chẩn đoán bệnh ngay. Việc chữa trị ở giai đoạn đầu sẽ giúp người bệnh giảm thiểu nguy cơ gặp biến chứng nguy hiểm.

Bệnh gai khớp gối nguy hiểm không?

Sự ảnh hưởng đầu tiên mà bệnh gai khớp gối mang lại là chất lượng cuộc sống sụt giảm. Người bệnh thường xuyên bị đau nhức gối khiến quá trình di chuyển và cử động bị hạn chế.

Công việc và các hoạt động đời sống thường ngày bị cản trở. Ngoài ra, bệnh gai khớp gối còn khiến người bệnh phải đối mặt với nguy cơ bị:

  • Biến dạng khớp chân: Sự xuất hiện của gai xương làm cho bề mặt khớp bị biến dạng, sụn khớp xơ vữa. Người bệnh có thể thấy đầu gối bị thay đổi hình dạng, cấu trúc, lệch và mất cân đối, chân đi tập tễnh.
  • Teo cơ và bại liệt chân: Đây là biến chứng dễ gặp nhất ở giai đoạn cuối của thoái hóa khớp và gai khớp gối, khi các xương gai mọc nhiều với kích thước lớn. Người bệnh khó di chuyển, vận động nên cơ chân dễ bị teo. Nếu không được khắc phục nhanh chóng có thể diễn tiến thành bại liệt.

Phương pháp điều trị gai khớp gối

Gai khớp gối là căn bệnh rất khó để chữa khỏi hoàn toàn. Tuy nhiên, người bệnh có thể cải thiện chất lượng cuộc sống nếu tích cực điều trị để kiểm soát triệu chứng tốt. Hiện nay, phương pháp điều trị bệnh gai khớp gối bao gồm:

Chữa gai khớp gối theo Tây y

Tây y có hai hướng để điều trị bệnh gai khớp gối là điều trị nội khoa (dùng thuốc) và điều trị ngoại khoa (phẫu thuật). Trong đó, việc điều trị nội khoa được ưu tiên thực hiện trước.

Sau khi thăm khám và chẩn đoán cụ thể về mức độ viêm nhiễm, bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp nhất với người bệnh.

Thuốc kháng histamin được sử dụng trong điều trị bệnh viêm da cơ địa sau sinh
Thuốc kháng histamin được sử dụng trong điều trị bệnh viêm da cơ địa sau sinh

Người bệnh gai khớp gối có thể được bác sĩ chỉ định sử dụng một số loại thuốc như:

  • Thuốc giảm đau: Với những trường hợp nhẹ, bác sĩ sẽ sử dụng các loại thuốc giảm đau thông thường như Paracetamol, Ibuprofen… có ít tác dụng phụ.
  • Thuốc kháng viêm: Người bệnh sẽ được sử dụng các loại chống viêm không steroid như Etoricoxia, Diclofenac Piroxicam… để làm giảm triệu chứng sưng, đau nhức khớp.
  • Thuốc bôi ngoài da: Để tránh tình trạng lạm dụng thuốc giảm đau, bác sĩ thường kê thêm các loại thuốc bôi ngoài da dạng gel như Voltaren Emulgel.
  • Thuốc tiêm nội khớp: Thuốc tiêm nội khớp sẽ tác động khu trú trực tiếp vào vùng khớp bị viêm và thoái hóa. Do đó có tác dụng giảm đau nhanh chóng hơn.

Tất cả các loại thuốc điều trị bệnh gai khớp đều có tác dụng phụ nên người bệnh cần tuyệt đối tuân thủ về liều lượng và cách dùng. Người bệnh không được lạm dụng các loại thuốc giảm đau đường uống cũng như tự ý tiêm thuốc tại nhà.

Nếu kết quả điều trị nội khoa không tốt và bệnh diễn tiến đến giai đoạn nghiêm trọng nhất, bác sĩ sẽ đề nghị người bệnh thực hiện phẫu thuật. Hiện nay, việc phẫu thuật được thực hiện với mục đích làm lành những tổn thương ở sụn và phục hồi chức năng vận động của chân.

Các dạng phẫu thuật bao gồm: nội soi khớp, thay khớp giả, ghép mảnh sụn… Tuy nhiên, giống như bất kỳ dạng phẫu thuật phải gây mê khác, người bệnh có thể gặp biến chứng sốc phản vệ trong lúc mổ.

Ngoài ra, nếu người bệnh không chọn lựa được địa chỉ phẫu thuật uy tín, bác sĩ không đủ chuyên môn, tay nghề thì nguy cơ gặp di chứng rất cao. Do đó, người bệnh cần cân nhắc kỹ và tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa trước khi quyết định phẫu thuật.

Điều trị bệnh gai khớp gối theo Đông y

Nếu người bệnh lo sợ việc điều trị gai khớp gối lâu dài bằng tây y có thể ảnh hưởng đến sức khỏe thì đông y là một giải pháp lý tưởng. Theo quan điểm của YHCT, gai khớp gối là bệnh thuộc chứng thoái hóa khớp.

Căn nguyên của bệnh là do phong, hàn, thấp xâm nhập vào cơ thể khiến kinh lạc, khí huyết ứ trệ tại khớp sụn. Do đó, việc điều trị phải chú trọng khu phong, tán hàn, trừ thấp, đả thông kinh lạc đồng thời bổ huyết.

Thuốc Đông y có công dụng bổ khí thông huyết và điều trị bệnh tận gốc
Thuốc Đông y có công dụng bổ khí thông huyết và điều trị bệnh tận gốc

Người bệnh có thể tham khảo dùng một trong hai bài thuốc sau:

  • Độc hoạt tang ký sinh thang: Độc hoạt, phòng phong, tần giao mỗi vị 8g. Bạch thược, đỗ trọng, phục linh, tang ký sinh, ngưu tất, đương quy, đảng sâm mỗi vị 12g. Tế tân, quế tăm, chích thảo mỗi vị 4g.
  • Hàn thấp thang: Thổ phục linh, trinh nữ, thiên niên kiện mỗi vị 20g. Lá lốt khô, ngưu tất, trần bì, cam thảo nam mỗi vị 10g. Bán hạ chê, quế thông mỗi vị 5g.

Tỷ lệ dược liệu của thuốc đông y không cố định. Tùy theo thể trạng của người bệnh và triệu chứng xuất hiện, thầy thuốc có thể gia giảm, thêm bớt thảo dược một cách linh hoạt.

Do đó thuốc đông y có thể tác động đúng vào căn nguyên, loại bỏ gốc bệnh và triệu chứng triệt để nhất. Để có được bài thuốc đúng với tình trạng bệnh, người bệnh nên đến các phòng khám, bệnh viện YHCT để chẩn mạch và bốc thuốc trực tiếp.

Cách chữa gai khớp gối tại nhà

Các biện pháp chăm sóc tại nhà chỉ hỗ trợ cho các phương pháp điều trị chính như Đông – Tây y. Người bệnh tuyệt đối không lạm dụng và tự ý ngừng điều trị bằng phác đồ của bác sĩ chuyên khoa.

Để duy trì tính linh hoạt của khớp gối, mỗi ngày người bệnh nên kiên trì luyện tập các bài:

  • Bài tập co duỗi khớp: Người bệnh nằm thẳng trên giường, nâng một chân lên, từ từ gập lại và từ từ duỗi thẳng ra. Thực hiện động tác này lặp lại 10 lần/chân, tốt nhất là luyện tập vào sáng sớm.
Bài tập co duỗi chân rất đơn giản nhưng trị bệnh hiệu quả
Bài tập co duỗi chân rất đơn giản nhưng trị bệnh hiệu quả
  • Bài tập kéo giãn cơ: Đứng thẳng lưng, hai chân dang rộng bằng bờ vai. Gập một chân về phía sau sao cho gót chân chạm mông, dùng tay để kéo và cố định chân lại. Người bệnh có thể dùng tay còn lại chống tường hoặc nắm thanh xà để giữ thăng bằng cơ thể. Mỗi ngày nên tập 2-3 lần vào buổi sáng và tối, khi vừa ngủ dậy và chuẩn bị đi ngủ.

Ngoài ra, người bệnh có thể tham khảo một số bài thuốc dân gian trị đau nhức khớp gối ngay tại nhà. Dân gian thường sử dụng cây thuốc nam để chữa bệnh, giúp giảm triệu chứng đau nhức khớp và hạn chế tình trạng lạm dụng thuốc tây y để giảm đau:

  • Đậu đen và thài lài: Lấy 50g đậu đen và 15g thài lài sắc cùng 600ml nước cho đến khi cạn còn 200ml. Chia thuốc thành 3 phần bằng nhau và uống trong ngày, dùng bài thuốc này liên tục trong 7 ngày.
  • Cây chó đẻ: Lấy 30g lá cây chó đẻ xào nóng cùng một ít rượu gạo. Sau đó dùng khăn bọc hỗn hợp lại và đắp lên đầu gối. Người bệnh nên sử dụng bài thuốc trong khoảng 2 tuần.
  • Ngải cứu: Ngải cứu, lá lốt, cỏ xước mỗi loại 30g, đem sơ chế sạch rồi bỏ vào chảo rang nóng cùng 50g muối hạt. Dùng khăn bọc hỗn hợp lại và đắp lên đầu gối sưng đau. Người bệnh nên sử dụng bài thuốc trong khoảng 5-7 ngày.

Lưu ý: Các bài thuốc dân gian chỉ có khả năng giảm đau nhức, hỗ trợ trị bệnh chứ không thể loại bỏ căn nguyên.

Biện pháp chăm sóc, phòng tránh bệnh hiệu quả

Chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt lành mạnh có thể góp phần làm giảm các triệu chứng của bệnh gai khớp gối, đồng thời giúp cơ thể phục hồi tốt, ngăn ngừa các triệu chứng của bệnh quay trở lại nhanh hơn.

Trong chế độ dinh dưỡng, thực đơn ăn hàng ngày, người bệnh nên:

  • Hạn chế các thực phẩm gây viêm khớp, lão hóa xương: Thịt đỏ, nội tạng động vật, đồ ngọt, đồ nhiều muối, thức ăn nhiều dầu mỡ…
  • Tăng cường các thực phẩm tốt cho xương: Hải sản, sữa, nước hầm xương, các loại rau xanh, các loại trái cây giàu vitamin C, B, A…
Người bệnh nên bổ sung thực phẩm nhiều rau xanh
Người bệnh nên bổ sung thực phẩm nhiều rau xanh

Để phòng tránh bệnh hiệu quả, người bệnh cần chú ý:

  • Ngăn ngừa tình trạng lão hóa diễn ra nhanh hơn: Tập thể dục giúp khớp dẻo dai, linh hoạt. Bỏ các thói quen xấu như uống rượu bia, sử dụng chất kích thích, hút thuốc lá… Tăng cường bổ sung các thực phẩm chứa collagen và canxi nếu ngoài 40 tuổi.
  • Kiểm soát cân nặng: Xây dựng thực đơn dinh dưỡng lành mạnh, khoa học để cơ thể được cân bằng, không thừa cân cũng không gầy gò quá mức. Nếu bạn đang thừa cân thì nên giảm cân để tránh xương chịu áp lực quá lớn.
  • Khám sức khỏe định kỳ: Khi bạn ở trong độ tuổi trung niên thì cần khám sức khỏe xương khớp định kỳ để phát hiện bệnh sớm hơn. Nếu mắc bệnh gai khớp gối, chữa trị ở giai đoạn đầu cũng giúp bạn ít tốn kém chi phí và phục hồi nhanh chóng hơn.

Người mắc bệnh gai khớp gối có thể kiểm soát tốt các triệu chứng nếu được chẩn đoán và điều trị ngay từ sớm. Hy vọng những thông tin trong bài viết đã giúp bạn trang bị nhiều kiến thức hữu ích về bệnh, để từ đó phát hiện và lựa chọn phương hướng điều trị dễ dàng hơn.

Đừng bỏ lỡ:

Xem thêm

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Đầu gối đau khi co duỗi chân là tình trạng nhiều người gặp phải hiện nay
Đầu Gối Đau Khi Co Duỗi Do Đâu? Cách Điều Trị

Nội dung chínhBệnh gai khớp gối là gì? Có mấy giai đoạn?Nguyên nhân dẫn đến bệnh gai khớp gốiDấu hiệu nhận biết gai khớp gốiBệnh...

“Bị thoái hóa khớp gối nên uống thuốc gì tốt nhất?”
Thoái Hóa Khớp Gối Nên Uống Thuốc Gì? Top 10 Cái Tên Tốt Nhất

Nội dung chínhBệnh gai khớp gối là gì? Có mấy giai đoạn?Nguyên nhân dẫn đến bệnh gai khớp gốiDấu hiệu nhận biết gai khớp gốiBệnh...

Thoái Hóa Khớp Vai: Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách Điều Trị
Thoái Hóa Khớp Vai: Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách Điều Trị

Nội dung chínhBệnh gai khớp gối là gì? Có mấy giai đoạn?Nguyên nhân dẫn đến bệnh gai khớp gốiDấu hiệu nhận biết gai khớp gốiBệnh...

Nên ăn gì để bôi trơn khớp và tái tạo sụn khớp? [Chi tiết]
Khô Khớp Ăn Gì? Danh Sách Các Thực Phẩm Tốt Nhất Cho Người Bệnh

Nội dung chínhBệnh gai khớp gối là gì? Có mấy giai đoạn?Nguyên nhân dẫn đến bệnh gai khớp gốiDấu hiệu nhận biết gai khớp gốiBệnh...