Trẻ Nổi Mẩn Đỏ Sau Tiêm Phòng Có Nguy Hiểm Không, Cần Lưu Ý Gì?

5/5 - (1 bình chọn)

Một số trẻ nổi mẩn đỏ sau tiêm phòng khiến nhiều bố mẹ lo lắng không biết có nguy hiểm không. Trong bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ cung cấp câu trả lời chính xác cho bạn đọc, đồng thời hướng dẫn bạn cách chăm sóc trẻ tốt nhất vào thời điểm này.

Tình trạng trẻ bị nổi mẩn đỏ sau tiêm phòng do đâu và có nguy hiểm không?

Sử dụng vaccine tiêm phòng cho trẻ là biện pháp phòng ngừa bệnh hiệu quả và tiết kiệm nhất. Các loại vaccine đều được nghiên cứu và trải qua quá trình thử nghiệm lâu dài trước khi đưa vào sử dụng cho người dân. Chính vì vậy gần như không tiềm ẩn nguy cơ và các phản ứng bất lợi sau khi sử dụng.

Tuy nhiên, vẫn sẽ có một số trường hợp gặp phải phản ứng bất lợi, đây là tình trạng đáp ứng đơn lẻ của trẻ với thành phần của vaccine đó. Điều này hoàn toàn không liên quan đến các vấn đề bảo quản, vận chuyển, chuẩn bị, hay chỉ định từ bác sĩ.

Tình trạng trẻ bị nổi mẩn đỏ sau tiêm phòng do đâu và có nguy hiểm không
Tình trạng trẻ bị nổi mẩn đỏ sau tiêm phòng do đâu và có nguy hiểm không

Các phản ứng không mong muốn xảy ra ở nhiều cấp độ khác nhau, từ phản ứng nhẹ cho tới những triệu chứng nặng và nghiêm trọng. Trong đó phổ biến hàng đầu là tình trạng trẻ bị nổi mẩn đỏ sau tiêm phòng.

Thông thường vấn đề này sẽ tồn tại trong vài ngày, đây là phản ứng bình thường, có thể tự khỏi nên các bậc phụ huynh không cần quá lo ngại. Để cải thiện, bạn có thể chườm đá lên để làm dịu. Song các phản ứng này gây khó chịu quá nhiều đến bé, khiến con quấy khóc nhiều ngày, ba mẹ cần liên hệ với bác sĩ để được kê đơn thuốc chống dị ứng phù hợp.

Bên cạnh đó, sau tiêm phòng đa số các bé đều bị sốt nhẹ. Đây là cách cơ thể phản ứng với thuốc và thường sau khoảng 1 – 2 ngày sẽ tự khỏi. Trong trường hợp bé có thể sốt cao trên 39 độ C, vào lúc này ba mẹ cần đưa con đi khám bác sĩ ngay và điều trị kịp thời.

Tuy nhiên, ba mẹ cần hết sức cảnh giác nếu trẻ gặp phải các phản ứng nguy hiểm như viêm hạch, viêm não, tai biến thần kinh,… Những triệu chứng này sẽ đe dọa trực tiếp đến tính mạng nếu bạn không kịp thời đưa con đến bệnh viện.

Xem thêm

Lưu ý trước và sau tiêm phòng cho các bé

Để đảm bảo an toàn cho các bé, dưới đây là một số vấn đề chuyên gia khuyến cáo cha mẹ trước và sau khi đưa trẻ đi tiêm phòng:

Lưu ý trước và sau tiêm phòng cho các bé
Lưu ý trước và sau tiêm phòng cho các bé

Trước tiêm phòng

  • Mẹ không nên cho trẻ bú quá no hoặc quá đói để tránh trường hợp bị hạ đường huyết sau tiêm.
  • Nếu bé bị bệnh hoặc sốt cao, phụ huynh nên dời lịch tiêm của con lại cho đến khi trẻ khỏe mạnh.
  • Phụ huynh nên vệ sinh thân thể trẻ thật sạch sẽ trước khi tiêm để hạn chế nhiễm trùng. Đồng thời ưu tiên mặc cho bé những loại quần áo dễ cởi như áo thun lớn và quần rộng để bác sĩ thao tác dễ dàng hơn trong quá trình khám.
  • Mang theo đầy đủ hồ sơ, giấy tờ, đặc biệt là sổ tiêm chủng trước đó để bác sĩ theo dõi quá trình tiêm chủng của trẻ dễ dàng hơn.
  • Trao đổi với bác sĩ tình trạng sức khỏe của trẻ (tiền sử bệnh tật, hay dị ứng,…) để kiểm soát và giảm phản ứng phụ có thể xảy ra cho bé khi tiêm.
  • Trước khi tiêm ba mẹ nên nói chuyện nhẹ nhàng, mang theo đồ chơi nhỏ gọn mà con thích để trẻ có một tâm lý thoải mái nhất.

Sau tiêm chủng

  • Các mẹ cho trẻ bú bình thường hoặc uống thêm nhiều nước.
  • Trong trường hợp sốt nhẹ từ 37.5 – 38.5 độ C, bố mẹ có thể lau người và chườm mát cho con.
  • Trong trường hợp các bé bị sốt trên 38.5 độ C cho trẻ uống thuốc hạ sốt Paracetamol với liều 10-15mg/kg, lưu ý dùng tối đa 6 lần trong vòng 24 giờ (mỗi lần uống cách nhau ít nhất 4 giờ đồng hồ).
  • Tuyệt đối không đắp khoai tây, nặn chanh hay dán các loại băng keo,.. lên vị trí vết tiêm.
  • Tuân thủ đúng hướng dẫn theo dõi việc tiêm chủng 30 phút sau tiêm tại cơ sở tiêm chủng.
  • Trong trường hợp bé có các biểu hiện sau hãy đưa đến cơ sở y tế: Bú kém hay bỏ bú, áp xe và sưng đau nhiều tại vị trí tiêm, sốt cao trên 38.5 độ C, cơ thể co giật, tím tái, khó thở, trẻ khóc dai dẳng hoặc quấy khóc trong 3 giờ đồng hồ,…

Trên đây là chia sẻ của chúng tôi về tình trạng trẻ nổi mẩn đỏ sau tiêm phòng, hy vọng những thông tin này hữu ích với các bạn. Nhìn chung, tình trạng này nếu tự biến mất sau 1 – 2 ngày thì không quá nguy hiểm, nhưng nếu kéo dài bố mẹ cần đưa trẻ đi khám để được kê đơn thuốc phù hợp.

Click dưới đây

Xem thêm

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia Sẻ 3 Cách Trị Nổi Mẩn Đỏ Ngứa Ngáy Tại Nhà Hiệu Quả Nhất
Chia Sẻ 3 Cách Trị Nổi Mẩn Đỏ Ngứa Ngáy Hiệu Quả Nhất

Nội dung chínhTình trạng trẻ bị nổi mẩn đỏ sau tiêm phòng do đâu và có nguy hiểm không?Lưu ý trước và sau tiêm phòng...

Bị nổi mẩn ngứa khắp người là biểu hiện của bệnh gì?
Nổi Mẩn Đỏ Ngứa Khắp Người: Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị

Nội dung chínhTình trạng trẻ bị nổi mẩn đỏ sau tiêm phòng do đâu và có nguy hiểm không?Lưu ý trước và sau tiêm phòng...

Nổi Mẩn Đỏ Ở Chân Nhưng Không Ngứa: Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị
Nổi Mẩn Đỏ Ở Chân Nhưng Không Ngứa: Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị

Nội dung chínhTình trạng trẻ bị nổi mẩn đỏ sau tiêm phòng do đâu và có nguy hiểm không?Lưu ý trước và sau tiêm phòng...

Lòng Bàn Tay Nổi Mẩn Đỏ Ngứa Là Bệnh Gì? Nguyên Nhân, Cách Điều Trị 

Nội dung chínhTình trạng trẻ bị nổi mẩn đỏ sau tiêm phòng do đâu và có nguy hiểm không?Lưu ý trước và sau tiêm phòng...